Cây Thiên Đầu Thống (Cây Ong Bầu, Trường Xuyên Hoa) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

371
Cây Thiên Đầu Thống
Cây Thiên Đầu Thống
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Thiên Đầu Thống trang 420-421, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Cây Lá Trắng, Cây Ong Bầu, Trường Xuyên Hoa.

Tên khoa học Cordia obliqua Willd. (Cordia dichotoma Forst).

Thuộc họ Vòi voi Borraginaceae.

Mô tả cây

Cay gỗ, cao 8-10m, cành màu trắng nhạt. Lá dai, mọc so le, hình bầu dục, dài 7-15cm, rộng 5-8cm, mép khía răng cưa thưa, uốn lượn, lá non có lông tơ màu hung, lá già nhẫn ở mặt trên, nhưng có lòng ở mặt dưới. Lá đôi khi bị một loài sâu bọ ký sinh, gây ra những mụn nhỏ. Hoa nhỏ, trắng, mọc thành xim bọ cạp dài 10cm ở kẽ lá. Quả hạch, hình trứng, nhẫn, khi chín có màu vàng hồng nhạt, trong có cơm nhầy và 2-4 hạch. Mùa hoa tháng 4-5 mùa quả tháng 9-10 

Cây Thiên Đầu Thống
Cây Thiên Đầu Thống

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi, có nơi trồng để lấy bóng mát, quả cho chất nhựa dính, nhưng nhựa này sau một thời gian sẽ mất dính.

Làm thuốc, người ta dùng lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khổ. Một số nơi còn dùng vỏ thân, hạt, rễ.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. 

Công dụng và liều dùng

Nhân dân thường dùng lá chữa bệnh thiên đầu thống, do đó gọi tên. Ngày dùng 6-16 g lá khô dưới dạng thuốc sắc. Đồng thời dùng lá tươi giã nát đắp lên bên thái dương đau nhức.

Quả, vỏ cây dùng làm thuốc nhuận và bổ kém ăn và chữa sốt.

Lá còn dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi, viêm tấy, đau nhức.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!