Cây Thàn Mát (Sưa Trắng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

246
Than Mát
Than Mát
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Thàn Mát trang 322-323 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Mác Bát, Hột Mắt, Duốc Cá, Thăn Mút. 

Tên khoa học Milletia ichthyochtona Drake.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). 

Hạt cây thàn mát được nhân dân miền núi nước ta dùng để duốc cá (làm cho cá say thuốc mà bắt).

Mô tả cây

Thàn mát là một cây to, cao chừng 5-10m, có lá kép 2 lần lông chim lẻ, sớm rụng, lá non dài 12cm, cuống chung dài 7-8cm, gầy, cuống lá chét dài 3- 4mm, lá chét 5-6cm, rộng 15-25mm. Hoa trắng mọc thành chùm, thường mọc trước lá làm cho cây có một dáng đặc biệt trong rừng. Quả là một giáp, dài 13cm (cuống lcm), rộng 2-3cm, từ 1/3 phía trên hẹp lại trông giống con dao mã tấu lưỡi rộng. trong chứa một hạt hình đĩa màu vàng nhạt nâu, đường kính 20mm. Thường người ta thu hoạch hạt vào tháng tư

Than Mát
Than Mát

Phân bố

Cây mọc hoang tại các tỉnh miền thượng du nước ta: Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây và Bắc Kạn, Thái Nguyên. Tại một vài nơi ở Hà Nội cũng có trồng để làm cảnh và lấy bóng mát.

Thành phần hóa học

Trong hạt mác bát hay thàn mát có chứa tới 38- 40% dầu. Ngoài ra trong hạt còn chứa các chất độc đối với cá như rotenon, sapotoxin, chất gồm và các chất abumin (theo Guichard F. Les toxiques de pêche indochinois, 1940).

Tác dụng dược lý

Đối với người và động vật máu nóng, rotenon uống vào không gây triệu chứng ngộ độc nào.

Nhưng đối với người thợ phụ trách tán bột thuốc này thì có thể gây chảy nước mắt, hắt hơi và buồn nôn.

Đối với động vật khác cũng không thấy gây các triệu chứng khó chịu: người ta có thể cho chó uống tới liều 150mg cho một kg thể trọng.

Nếu tiêm mạch máu, rotenon và những chất cùng loại như deguelin gây tê liệt do nguồn gốc thần kinh trung ương: Con vật ngạt mà chết.

Triệu chứng ngộ độc như sau: Khó thở, thở hổn hển, nôn mửa, cơ liệt, liệt dần và cuối cùng ngạt thở.

Với liều gây chết, mạch chậm, tim loạn nhịp, cuối cùng liệt tâm thất.

Đối với cá-Cá rất nhạy cảm đối với rotenon. Một dung dịch 75mg trong 100 lít nước ở nhiệt độ 23° đủ giết cá vàng trong vòng 2 giờ, với triệu chứng ngừng thở và trước khi chết có một thời kỳ bị kích thích.

Tổ thuốc trừ sâu Học viện nông lâm (1960) đã thí nghiệm giã nhỏ hạt thàn mát rồi ngâm với nước lã từ 4-12 giờ sau đó pha loãng với nồng độ khác nhau, phun lên cây thấy hạt thàn mát có thể dùng làm thuốc để trừ nhiều loại sâu như Cirphis salebrosa hại ngô, sâu keo Spodoptera mauritia rệp khoai, nhậy hại bông vv…

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân chỉ mới thấy dùng hạt thần mất để đuốc cá: Tán nhỏ, trộn với tro bếp, rắc vào dòng nước suối đã ngăn lại, cá sẽ chết, nổi lên chỉ việc với về.

Gần đây nhiều nơi đã dùng làm thuốc trừ sâu bọ hại mùa màng: Giã nhỏ hạt, pha thêm nước với tỷ lệ 4-16% phun lên cây. Rất có hiệu quả đối với nhiều loại sâu bọ.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!