Cây Tất Bạt (Tiêu Lốt) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

212
Tất bạt
Tất bạt
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tất bạt trang 594-595 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là tiêu lốt, tiêu hoa tím, morech ton sai (Campuchia).

Tên khoa học Piper longum L.

Thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae.

Mô tả cây.

Cây bò ở phần gốc, cành mang hoa, thẳng đứng không lông. Lá có cuống ngắn, phiến lá hình trứng thuôn, nhọn ở đỉnh, hình tỉm ở gốc lá, cuống lá hơi phủ lông, có bẹ ở gốc.

Hoa đơn tính, mọc thành bông. Bông đực có trục nhẵn, lá bắc tròn nhị 2, chỉ nhị rất ngắn, bao phấn hình bầu dục. Bông cái ngắn hơn, trục cũng không có lông, lá bắc tròn có cuống ngắn. Bầu mang 3 nhụy hình trứng nhọn đầu. Quả mọng. Mùa ra hoa: tháng 3.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại cả miền Bắc và miền Nam nước ta. Được trồng ở Ấn Độ.

Dùng làm thuốc người ta hái những chùm quả dính vào nhau vào lúc còn xanh trước khi chín, phơi hay sấy khô với tên tất bạt Fructus Piperis longi.

Người ta còn dùng cả rễ có đường kính khi tươi 3-4mm, mang những rễ nhỏ, phơi hay sấy khô. Người ta cho rằng rễ còn tác dụng nhanh hơn bông.

Thành phần hoá học

Trong tất bạt có piperin C17H19O3N, n- izobutyldeca-trans 2-trans4-dienamide C14H25ON, sesamin C20H189O6. Ngoài ra còn chứa 0,25% tinh dầu, và chất béo.

Trong thân tất bạt có 0,15-0,18% piperin, 0,13-0,2% piplartin C17H19O5N, 

22,23- dihydrostigmasterol, một ít ancaloit. Trong rễ có piplartin, piperlongumin C16H12O3N.

Tất bạt
Tất bạt

Công dụng và liều dùng 

Tất bạt được ghi đầu tiên trong “Khai Tổng bản thảo”. Theo tài liệu cổ tất bạt có vị cay, tính đại ổn, vào hai kinh vị và đại tràng, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống.

Thường dùng chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy. Còn dùng chữa nhức đầu, mũi chảy nước, viêm tuyến vú, khi mới bị đau sâu răng.

Ngày dùng 2 đến 4g dưới dạng thuốc sắc hay tán bột.

Đơn thuốc có tất bạt

Chảy nước mũi: Tán nhỏ tất bạt thổi vào mũi

Chữa thiên đầu thống: Tán nhỏ tất bạt. Bảo bệnh nhân ngậm một ngụm nước nóng, đau bên dầu nào thì hít khoảng 0,4g bột tất bạt vào mũi bên đó.

Chữa sâu răng: Tán tất bạt với hồ tiêu, thêm ít sáp ong về thành viên nhỏ bằng hạt vừng. Cho vào nơi răng đau 1-2 hạt này.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!