Cây Tai Chua – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

304
Cây Tai Chua
Cây Tai Chua
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tai Chua trang 421-422, tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Garcinia pedunculata Roxb. (G. cowa Roxb.).

Thuộc họ Bứa Clusiaceae (Guttiferae).

Về tên khoa học của tai chua, một số người đã căn cứ vào tài liệu đầu tiên của Ch. Crevost và A. Petelot đã xác định là một loài thuộc chi Dillenia. Nhưng ngay trong những phần phụ lục của tác giả trong tập Sản phẩm Đông Dương I đã đính chính lại tên và tập VI (1941) các tác giả đã nhắc lại và khẳng định là loài Garcinia pedunculata Roxb.

Mô tả cây

Cây nhỏ mọc thẳng, thân thường có nhiều u lỗi. Cảnh nhiều và mảnh, thường nằm ngang, đầu hơi rủ xuống. Lá hình trứng ngược, đầu lá tù, đuôi lá hình nằm, dài 7-17cm, rộng 2,5-6cm, gần lá rõ ở cả hai mặt, đường gần phụ nối liền với nhau ở mép. Cuống lá mảnh, dài gần 2cm. Cụm hoa đực có 3-8 hoa xếp hình tán, hoa có cuống dài lcm, dài 4, tràng 4 cánh dày, nhị xếp thành một khối, chỉ nhị ngắn. Hoa lưỡng tính đơn lẻ. hay tụ thành 2-3 hoa mọc nách lá, gần không cuống, nhị hợp thành 4 bó, mỗi bỏ 1-8, bao phấn 4 6. Bầu thượng 6-9 6, đầu nhị xẻ 4-8 thùy hình năm. Quả mập hình cầu dẹt, trên có những múi nổi rõ

Cây Tai Chua
Cây Tai Chua

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang tại nhiều khu rừng miền Bắc nước ta, nhiều nhất ở Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn. Một số vùng người ta trồng ở ven đường làng để lấy quả ăn và dùng trong công nghệ.

Mùa hoa vào các tháng 3-4, mùa quả vào tháng 7-8. Thường hái về bỏ hạt, thái thành từng miếng mỏng phơi hay sấy khô, có màu đen nâu nhạt, hơi mềm.

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu trong tai chua là axit xitric, ngoài ra còn có một số axit tactric và axit malic. Hàm lượng axit tính theo axit citric lên tới 32% trong quả khổ.

Haim de Balzac, A. Parveaud và J. Rollang (1928, Bull Agence Gén Colonies, số 231) đã nghiên cứu kỹ và kết luận tai chua là một nguồn axit citric quan trọng.

Trong tai chua có một chất gây nôn mửa. Một số nơi dùng hạt tai chua nướng ăn thơm ngon, nhưng hay gây nôn mửa.

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân tai chua chủ yếu được dùng nấu canh cho có vị chua. Một số nơi, nhân dân sắc uống chữa sốt, khát nước. Ngày uống 6- 10g.

Trước đây chưa có axit xitric tổng hợp người ta xem tai chua là một nguồn axit citric thiên nhiên đáng quý. Theo lời phát biểu của một giám đốc nhà máy nhuộm Zurich (Đức) thì cao quả tai chua dùng trong in vải vừa giữ cho màu bền, vừa không hại vải cho nên dù là cùng một giá với axit xitric hay với giá cao hơn một chút thì việc sử dụng tai chua trong nhuộm in trên vải vẫn tốt hơn. Điều đó giải thích kinh nghiệm trong nhân dân Việt Nam ta đã dùng tai chua làm chất cắn màu trong nhuộm vải, lụa và do tính chất axit nhẹ trong việc làm bóng các đồ vàng bạc người ta còn dùng tai chua để làm chất cắn màu trong nhuộm cói đan chiếu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!