Cây Sóng Rắn – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

139
Cây Sóng Rắn
Cây Sóng Rắn
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Sóng Rắn trang 888-889 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là sóng vận, sóng rắn nhiều lá.

Tên khoa học Albizzia myriophylla Benth.

Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae).

Từ sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ở nhiều tỉnh phía Nam người ta dùng cây này thay vị cam thảo. Chúng tôi giới thiệu ở đây để tránh sự nhầm lẫn.

Mô tả cây

Cây bụi mọc cao 2-4m, tựa hay leo, thân có vỏ màu nâu, cành non có lông màu hung. Lá kép có cuống chung dài 9cm, với 9-16 cặp lá chét, mỗi lá chét lại có từ 20-40 cặp lá chét thứ cấp, dài 5-8mm, rộng 1mm, có lông ở dưới và ở địa. Cụm hoa hình tán, mang hoa hình bán cầu, dài 1mm, vành 4mm, có lòng vàng, 15 tiểu nhụy, quả giáp dài 12cm, rộng 2cm chứa 4-9 hạt dài 6mm màu nâu.

Cây Sóng Rắn
Cây Sóng Rắn

Phân bố, thu hái và chế biến 

Mọc hoang dại ở các tỉnh phía Nam, trước đây không thấy khai thác, chỉ những năm gần đây dựa vào vị ngọt của vỏ thân và vỏ rễ người ta khai thác với mục đích dùng thay cam thảo. Thực tế đây là một sự nhầm lẫn giả mạo. Có thể phát hiện sự giả mạo này bằng cách soi bột và vì phẫu, hình dạng, mùi vị: Rễ cam thảo có đường kính đều 5-20mm, màu đỏ nâu, nơi vỏ nứt lộ ruột màu vàng, còn sống rắn có đường kính to nhỏ không đều 50-70mm, vỏ rễ vàng xám nhạt, vỏ rễ có lốm đốm trắng. Rễ cam thảo có vị ngọt thấm lâu và dịu, còn vỏ sóng rắn có vị gắt làm hắt hơi, ngọt ít hơn nhưng sau đó làm tê lưỡi và mất vị giác. Vi phẫu sóng rắn có vòng cương mô liên tục ở miễn và rễ, tia tủy nhỏ nên các chùy libe không rõ, còn cam thảo không có vòng cương mô liên tục, tia tủy lớn nên các chùy libe phân cách rõ ràng (Hồ Đắc Ân, Lưu Trọng Hồ và Đô Thị Bảo Hạnh-Dược học-6. 1978, 6-9).

Thành phần hóa học

Trong rễ sóng rắn có 0,035% ancaloit, màu trắng ngà, vị rất đắng, 6% saponin thỏ màu vàng nâu nhạt, vị gắt cay, hút ẩm ở ngoài không khí. Ngoài ra còn có cho phản ứng flavonoit và steroit.

Cho chuột nhất (trọng lượng 20g) uống dung dịch nước với liều 18g/kg thể trọng đến 20g/kg chuột chết sau 2 đến 3 ngày. Tỷ lệ tử vong 10% (với liều 18g/kg) đến 25% (với liều 20g/kg) (Hổ Đắc Ấn và cộng sự, tài liệu đã dẫn).

Công dụng và liều dùng

Chỉ mới thấy dùng với mục đích thay cam thảo do sự nhầm lẫn cố ý. Cần có sự nghiên cứu sâu hơn để hoặc cho phép dùng hoặc cấm hẳn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!