Cây Sen Cạn – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

520
Cây Sen Cạn
Cây Sen Cạn
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Sen Cạn trang 789-790 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là grande capucine.

Tên khoa học Tropicalum majus L.

Thuộc họ Sen cạn Tropaeolacae.

Mô tả cây

Sen cạn là một loại cây leo, sống hằng năm. Lá không có lá kèm, mọc so le, có cuống dài. Phiến lá tròn, gân lá tỏa tròn. Mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa mọc riêng là
ở kẽ lá, to, lưỡng tính không đều, 5 lá đài màu hơi vàng hình 3 cạnh. Lá dài sau mang một cựa hình trụ nón, cong ở đầu. Các cánh hoa xếp xen o kẽ với các lá đài và khác nhau: 3 cái trước dài hơn và hẹp hơn, mang ở ranh giới giữa mỏng và phiến một lưỡi nhỏ rách mọc đứng. Bộ nhị bao giờ cũng giảm còn 8 nhị rời nhau. Bao phần 2 ô mở bằng một kẽ nứt dọc hướng trong. Bộ nhụy cấu tạo bởi 3 lá noãn. Bầu thưởng, vòi dài hình trụ, chia ở ngọn thành 3 đầu nhụy. Trong mỗi ô có 1 noãn đảo. Quả cấu tạo bởi 3 mảnh vỏ có thành dày xốp, khi chín sẽ tách rời khỏi trục. Hạt không nội nhũ. Mùa hoa: mùa hạ.

Cây Sen Cạn
Cây Sen Cạn

Phân bố thu hải và chế biến

Ở nước ta sen cạn chủ yếu mới thấy trồng làm cảnh. Vốn nguồn gốc ở Nam Mỹ từ Chile đến Mehicô. Tại những nước này, sen cạn cung cấp những tràng hoa ăn làm gia vị, củ loài T. tuberosum phơi nắng cho một chất hắc cay được dùng làm thức ăn (Pêru và Bolivi). Một số nơi dùng hạt làm thuốc. Mùa thu quả chín, phơi khô, đập lấy hạt. phơi khô lần nữa mà dùng.

Thành phần hóa học

Toàn cây đều chứa những tế bào có myrosin và một gtucozit chứa sunfua Tôi là glucotropeolozit, đóng đảng dưới của gluconasturtozit có tính cải soong, khi thủy phân cho tinh dầu izothioxyanat benzyl.

Năm 1956, Danneuberg, H. Stikl và cộng sự đã tìm thấy trong một cây cùng chi chất tromalit có tác dụng với vi khuẩn gram âm và gram dương.

Tác dụng dược lý

Năm 1972. Nguyễn Đức Minh và cộng sự (Tỉnh kháng khuẩn của cây thuốc Việt Nam) đã nghiên cứu thấy toàn cây có tác dụng kháng khuẩn, nhưng chất kháng khuẩn tập trung hạt, có tác dụng với nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương. Chất kháng khuẩn là một loại dầu có mùi thơm đặc biệt màu hơi vàng, đông đặc ở 4°C, tan được trong nhiều dung môi hữu cơ như etc etylic, cồn etylic, axeton, dầu lạc. Chất chiết bằng ête etylic pha loãng 1/50 cho vòng vô khuẩn lớn nhất (65 mm) đối với Streptococcus haemolyticus, S. uberis, vòng vô khuẩn 60 mm với Bacilus subtilis, 40 mm với Staphyllococcus aureus 209 P. Streptococcus L. X., 35 mm với Diplococcus pneumoniae và 30 mm với Coryne- bacterium diphteriae mitis, C. diphteriae gravis,
Salmonella paratyphi, C. Shigella dysenteriae. Streptococcus souche A. Vibrio cholerae Ogawa, nhỏ hơn với một số vi khuẩn khác.

Chất tromalit của Danneuberg có độc tính rất thấp: 76-107 mg/kg thể trọng (tiêm khoang bụng đối với chuột bạch) và 134mg/kg (nếu uống). Cho uống hằng ngày với liều 32 mg/kg liên tục trong 28 ngày không thấy có hiện tượng phụ nào. Tromalit thẩm rất nhanh qua màng ruột, 2-3 giờ sau khi uống tìm thấy tromalit ở dạng hoạt động trong phổi, thận, không bao giờ tiết ra theo đường mặt và phân. Một lượng lớn (40%) ở dạng nguyên chất thoát ra theo đường thận.

Công dụng và liều dùng

Ở nước ta chưa thấy sử dụng sen cạn làm thuốc nhưng ở Peru (Nam Mỹ) nhân dân đã dùng hạt sen cạn từ lâu đời chữa viêm bàng quang và viêm phế quản, không thấy gây phản ứng phụ đối với cơ thể cũng như không làm mất thăng bằng hệ vi khuẩn trong ruột.

Hiện được dùng chữa viêm đường tiết niệu và viêm đường hô hấp. Ngày uống 20g. Còn có thể thay thế nhiều chất kháng khuẩn thường dùng đã kém tác dụng do hiện tượng kháng thuốc. Cần Chất tromalit của Danneuberg có độc tính rất chú ý nghiên cứu để sử dụng ở nước ta.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!