Cây Râu Mèo (Cây Bông Bạc) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

393
Râu mèo - Orthosiphon stamineus
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Râu Mèo trang 219-220 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên gọi là cây Bông Bạc.

Tên khoa học Orthosiphon stamineus Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).

Ta dùng lá râu mèo (Folium Orthosiphonis) là lá và búp phơi hay sấy khô hoặc chế biến rồi phơi hay sấy khổ của cây râu mèo hay bông bạc 

Mô tả cây

Cây Râu Mèo – có tên như vậy vì nhị và nhụy của hoa thò ra giống râu con mèo.

Cây nhỏ, sống lâu năm, cao 0,30 hoặc 0,50 đến 1m. Thân cây có cạnh vuông, mang nhiều cành. Lá mọc đối, cặp lá trước mọc thành chữ thập đối với cặp lá sau. Cuống lá rất ngắn, chừng 2-5mm. Cụm hoa tận cùng thẳng, mọc thành chùm, màu hoa lúc non thì trắng, sau ngả màu xanh tím. Hoa nở suốt mùa hè 

Râu mèo - Orthosiphon stamineus
Râu mèo – Orthosiphon stamineus

Phân bố

Mọc hoang và được trồng ở nước ta. Trồng bằng hạt hay dâm cành. Còn mọc ở Indonesia, Philipin.

Thành phần hóa học

Trong cây râu mèo có một glucozit đắng gọi là orthosiphonin, ít tan trong rượu, tan nhiều trong nước.

Ngoài ra còn một ít tinh dầu, một ít chất béo, tanin (5-6%), đường, và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ trong đó chủ yếu là muối kali.

Có tác giả nói còn lấy được một chất saponin triterpenoid gọi là sapophonin. Chất này thủy phân sẽ được sapogenin, arabinoza và hexoza. Nhưng gần đây có người không công nhận chất này.

Tác dụng dược lý

Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời tăng cả lượng clorua, lượng urê và lượng axit uric.

Còn có tác dụng chữa xung huyết gan, đường mật.

Công dụng và liều dùng

Thuốc thông tiểu tiện dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, sốt ban, cúm, tê thấp, phù.

Liều dùng 5-6g pha với nửa lít nước. Chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15-30 phút. Uống nóng.

Thường uống luôn 8 ngày, lại nghỉ 2 đến 4 ngày. Có thể dùng cao lỏng 2-5g.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!