Cây Preah Phneou (Cây Chiều Liêu) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

161
Preah Phneou
Preah Phneou
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Preah Phneou trang 439 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Chiều Liêu, Preas Phnau, Pras Phneou (campuchia)

Tên khoa học Terminalia nigrovenulosa Pierre.

Thuộc họ Bàng Combretaceae.

Mô tả cây

Preah phneou là tên Campuchia của một loài chiều liêu. Vì tên này được giới thiệu dùng trong thuốc đầu tiên cho nên cứ giữ tên này. Cây cao 10-30m, thân hình trụ, vỏ màu trắng nhạt. gần như nhẫn. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác, đầu và phía cuống hơi tù; phiến lá đại, hơi bóng, dài 8-10cm, rộng 5-6cm, mặt trên có những điểm trắng nhỏ, gần phía cuống có hai hạch dài ở mép lá. Cuống lá rất ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chuỳ kép, dài 6cm, trên có phủ lông màu hung nhạt. Quả dài 25mm, có ba cánh rộng 7-8mm, một ngăn. Một hạt hình thoi dài 2mm, lá mầm cuốn. Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 4-5

Cây Preah Phneou
Cây Preah Phneou

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây preah phneou mọc phổ biến ở miền Nam nước ta, còn thấy ở Campuchia. Nhưng ít thấy ở Lào và hầu như chưa thấy ở miền Bắc. Thường bóc vỏ thành từng mảng dài 30-40cm, rộng 4- 5,5cm, dày 8-12mm, phơi hay sấy khô.

Trên thị trường, vỏ có màu nâu sẫm, với những đám trắng, mặt ngoài xù xì, mặt trong nhẵn, màu nâu đỏ, vị rất chất.

Trong vi phẫu, ta thấy lớp bản rất dày, nhu mà vỏ ở phía ngoài mỏng, phía trong gồm các dãy libe có 2-6 hàng tế bào, cách nhau bởi tia ruột gồm một hàng tế bào rộng. Trong các bó libe có các đám sợi cương mô xếp thành từng lớp một. 

Thành phần hoá học

Vỏ preah phneou cho 35% cao khô, trong đó không có axit galic hay axit digalic tự do. Guichard cho rằng thành phần chủ yếu là axit cachoutanic và phlobaphen.

Tạ Ngọc Liên thấy trong vỏ preah phneou có 2% chất tanin và 10% oxalat canxi.

Công dụng và liều dùng

Từ lâu nhân dân Campuchia đã dùng nước sắc vỏ cây này chữa đi ỉa lỏng, và lỵ với liều 20g 40g cao lỏng, hoặc 13g cao khổ hay 50-100g công thuốc (1/5). Thường chế khi dùng, vì dạng sirô chế bằng cao nước preah phneou rất dễ lên men mốc. Có thể chế thành dạng viên nén hay viên hoàn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!