Cây Phèn Đen – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

336
Cây Phèn Đen
Cây Phèn Đen
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Phèn Đen trang 567-568 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là nỗ.

Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir.

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Mô tả cây

Cây bụi, cành gầy mảnh, đen nhạt, đôi khi họp từng 2 đến 3 cành trên cùng một đốt, dài 10-20cm. Lá có hình dạng thay đổi, hình trái xoan, hình bầu dục hay hình trứng ngược nhọn hay tù ở hai đầu, phiến lá rất mỏng, dài 1,5- 3cm, rộng 6-12mm, mặt trên màu sẫm hơn mặt dưới. Lá kèm hình tam giác hẹp. Cụm hoa hình chùm ở nách lá, gồm 3-4 hoa đực Và Cái. Quả hình cầu màu đen, dài 5mm, rộng 3mm. Hạt hình ba cạnh, màu nâu nhạt, có những đốm rất nhỏ.

Cây Phèn Đen
Cây Phèn Đen

Phân bố, thu hái và chế biến

Rất phổ biến ở khắp nước ta. Còn thấy ở nhiều nước vùng Đông Á. Ở Nhật Bản cũng có mọc. Thường mọc hoang dại, nhưng cũng có nơi trồng để làm thuốc hay để nhuộm.

Người ta dùng vỏ thân tươi hay phơi khô. Lá cũng được sử dụng tươi hay khô.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có tanin. Các chất khác chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Vỏ thân có màu nâu sẫm ở phía ngoài, nâu đỏ ở mặt trong, có vị nhạt và chất, thường được dùng chữa lên đậu và tiểu tiện khó khăn, có mủ. Mỗi ngày dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc, chia làm hai hay ba lần uống trong ngày. Dùng ngoài rửa không kể liều lượng.

Lá phơi khô chế thành viên dùng riêng hay phối hợp với ít lá long não, xuyên tiêu ngậm chữa chảy máu chân răng. Người ta còn dùng bột lá rắc lên vết thương, vết loét cho chóng lành và chóng lên da non.

Lá tươi còn dùng chữa rắn độc cắn, nhai nát nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!