Cây Ổi (Cây Ủi, Phan Thạch Lựu) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

298
Cây Ổi
Cây Ổi
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Ổi trang 431-432 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Ủi, Phan Thạch Lựu, Guajava.

Tên khoa học Psidium guyjava L. (P. pomiferum L. Psidium Pyriferum L.).

Thuộc họ Sim Myrtaceae.

Mô tả cây

Ổi là một cây nhỡ, cao chừng 3-5m, cành nhỏ thì vuông cạnh. Lá mọc đối có cuống ngắn, hình bầu dục, nhẫn hoặc hơi có lông ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn, phiến nguyên, khi soi lên có thấy túi tinh dầu trong. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả là một quả mọng có vỏ quả giữa dày, hình dáng thay đổi tùy theo loài; ở đầu quả có sẹo của đài tồn tại. Rất nhiều hạt, hình thận, không đều, màu hơi hung

Cây Ổi
Cây Ổi

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây ổi nguồn gốc miền nhiệt đới châu Mỹ, sau được phổ biến và trồng ở khắp miền nhiệt đới châu Á, châu Phi. Đặc biệt ở nước ta, cây ổi mọc hoang tại nhiều vùng núi miền Bắc, nhưng phần nhiều người ta trồng để lấy quả ăn.

Ngoài ra, ổi còn cung cấp các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân, nhưng hay dùng nhất là búp non và lá non. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Trong quả ổi có chứa pectin và vitamin C. Lượng vitamin thay đổi tùy theo bộ phận của quả và tùy theo loài, thường tập trung nhiều nhất ở vỏ ngoài sau đến phía ngoài của vỏ quả giữa.

Trong lá và búp non chứa 7-10% một loại tanin pyrogalic, axit psiditanic, chừng 3% nhựa và rất ít tinh dầu (0,36%).

Có tác giả thấy trong thần và lá một chất triterpenoid (Arthur H. R. et W. Hui, 1952).

Trong hạt có 14% chất đầu đặc sánh, mùi thơm 15% chất protein và 13% tinh bột.

Công dụng và liều dùng

Quả ổi còn xanh thì chất có tính gây táo bón và có thể dùng chữa đi ỉa lỏng, khi chín, quả ổi hơi có tác dụng nhuận. Người ta ăn ổi chín hoặc chế thành mứt đóng hộp.

Lá non và búp ổi non là một vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài kinh nghiệm lâu đời trong nhân dân. Thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Ngày dùng 15-20g búp non hay lá non, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác như chè, gừng vv…

Vỏ rễ và vỏ thân cũng được dùng để chữa đ ngoài và rửa vết thương, vết loét. Uống trong người ta dùng với liều 15g sắc với 200ml nước, nấu cạn còn chừng 100ml.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!