Cây Nhục Thung Dung – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

135
Cây Nhục Thung Dung
Cây Nhục Thung Dung
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Nhục Thung Dung trang 950-951 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Herba Cistanches Caulis Cistanchis.

Vị thuốc nhục thung dung ít dùng, nhưng lại rất được sử dụng chữa những trường hợp yếu sinh lý, sinh dục. Sách thần nòng bản thảo xếp vị nhục thunh dung vào loại “thượng phẩm”

Mô tả cây

Vị nhục thung dung là toàn thân cây có mang lá vảy Caulis Cistanchis. Trên thị trường người ta khai thác:

  1. Cây thung dung- Cistanche deserticola Y. G. Ma thuộc họ Nhục thung dung Orobranchaceae.
  2. Cây mễ nhục thung dung có tên khoa học Cistanche ambigua G. Beck (Bge) cùng họ Nhục thung dung.
  3. Cây nhục thung dung có tên khoa học Cistanche salsa (C. A. Mey.) G. Bek.

Còn có tên Phelipaea salsa C. A. Mey. hay Orobranche Kuntz, đều thuộc họ Nhục thung dung Orobranchaceae.

Theo tác giả Diệp Quyết Tuyền (Hiện đại thực dụng trung dược, Thượng Hải, 1957) thì Nhục thung dung lại mang tên khoa học là Boschniakia glabra C. A. Mey.

Cây Nhục Thung Dung
Cây Nhục Thung Dung

Phân bố, thu hái và chế biến

Vị thuốc nhục thung dung hiện nay ta còn hoàn toàn phải nhập. Theo những tài liệu của Trung Quốc thì những tỉnh có Nhục thung dung là Nội Mông Cổ, Thiểm Tây, Cam Túc, Tân Cương…

Vì vị thuốc này nung núc những thịt, tính chất bổ lại hòa hoãn từ từ, do đó có tên này. Tại những nơi có cây, người ta thu hoạch vào hai mùa xuân và thu, nhưng tháng 3 đến tháng 5 thu hoạch là tốt nhất. Quá thời gian đó thì chất lượng kém Nếu thu hái vào mùa xuân, thì chỉ cần loại bỏ đất cát, để khô trong mát là được, còn nếu thu hoạch vào mùa thu, nước nhiều rất khó làm khô. Người ta cho vào hũ với muối và muối từ 1 đến 3 năm. Khi nào dùng làm thuốc thì rửa sạch muối mới dùng. Có khi người ta đun cách thủy với rượu để khi rượu cạn mới dùng. Cứ 1kg nhục thung dung dùng 0,3 lít rượu.

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý

Cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu về hóa cũng như về dược lý.

Công dụng và liều dùng

Hiện vẫn chỉ thấy được sử dụng trong y học cổ truyền. Vị ngọt, chua, tính hơi ồn. Không có độc. Có tài liệu nói cay, ôn, đại nhiệt. Có tác dụng tư âm, bổ thận, ích tinh, huyết, tráng dương hoạt trường (mạnh dương chơn ruột). Dùng trong những trường hợp liệt dương, lưng gối lạnh đau (nam giới), vô sinh bạch đới khí hư (nữ giới), huyết khô, táo bón.

Ngày dùng 8-12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc hòan. Những người thận dương vượng, đại tiện lỏng, dương vật dễ cương lại di mộng tinh thì không dùng được.

Đơn thuốc có nhục thung dung dùng trong nhân dân

Nhục thung dung 10g, sơn thù du 5g, thạch 600m, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong xương bố 4g, phục linh 6g, thỏ ty tử 8g, nước ngày. Hâm nóng thuốc khi uống. Chữa suy nhược thần kinh (Kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyển).

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!