Cây mật mông hoa – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

229
Mật mông hoa
Mật mông hoa
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Mật mông hoa trang 578-579 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là mông hoa, lão mật mông hoa, lão mông hoa, hoa mặt mông.

Tên khoa học Buddleia officinalis Maxim., (Buddleia madagascariensis Hance).

Thuộc họ Mã tiền Loganiaceae. Trong nhiều hệ thống hiện nay, chi Buddleia thường được tách thành họ riêng, họ Bọ chó Buddleiaceae.

Mật mông hoa, (Flos Buddleiae), là nụ hoa hoặc cụm hoa của cây mật mông hoa phơi hay sấy khô.

Mô tả cây

Mật mông hoa là một cây nhỏ, có cành non mang rất nhiều lông đơn, mọc rất mau, màu hung hay trắng nhạt, lại có cả những lông bài tiết. Lá hình trứng hay thuôn dài, phía đáy hơi hẹp lại, phía đỉnh nhọn, mép nguyên hay có răng cưa rất nhỏ, dài 6-11cm, rộng 2-4cm, mặt trên nhãn, mặt dưới có lông mịn. Hoa màu vàng trắng nhạt, mọc thành cụm hình

xim, nhiều hoa dài khoảng 15cm. Quả nang hình thuôn dài, mang đài còn lại ở phía dưới.

Mùa hoa tháng 2-3, mùa quả tháng 7-8.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mật mông hoa mọc hoang ở rừng một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn. Mật mông hoa còn mọc hoang tại Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Văn Nam, Hỗ Nam, Hồ Bắc, Cam Túc).

Vào tháng 2, tháng 3 đang lúc hoa còn chưa nở hái về, trừ bỏ những mẩu cành, phơi khô là được. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn không lẫn nhiều cành là tốt. Khi soi kính hiển vi sẽ thấy những lông ở đài và tràng gồm nhiều tế bào xếp thành hình chữ thập, tế bào có thành dày, khe hep.

Thành phần hoá học

Theo Lý Thừa Cổ (1960, Trung Quốc được dụng thực vật đồ giám) thì trong mật mông hoa có một glucozit có tinh thể hình kim, màu vàng trắng gọi là buddlein hay buddleo glucozit với công thức C24H32O14. 2H2O độ chảy 263oC.

Mật mông hoa
Mật mông hoa

Trong một loại hoa của cây Buddleia variabilis Hemsl, người ta đã chiết được một loại glucozit gọi là buddleoflavonozit C30H34O15 khi thuỷ phân bằng axit sunfuric, sẽ được ramnoza. glucoza và buddleoflavonola C15H14O6 nếu thuỷ phân kiềm sẽ được phlorogluxinola axit anisic và axeton (theo Wehmer, 1935. Die Pflanzenstoffe, Erganzungsband).

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ mật mông hoa vị ngọt, tính bình hơi hàn, vào kinh can. Có tác dụng nhuận gan, sáng mắt, trừ màng mộng dùng chữa thong manh, mắt đỏ đau, nhiều nước mắt.

Hiện nay mặt mỏng hoa là một vị thuốc nhân dân chuyên dùng trong nhãn khoa chữa các trường hợp thong manh, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, làm cho các tia đỏ giảm đi.

Thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác như cúc hoa, câu kỷ tử, sinh địa hoàng. cốc tinh thảo, thảo quyết minh.

Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Đơn thuốc có mật mông hoa

Chữa mắt sưng đỏ:

Mật mỏng hoa 9g, cam cúc hoa 4g, kinh giới 4g, long đởm 4g, phòng phong 4g, bạch chỉ 4g, cam thảo 2g, nước 200ml sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Chú thích:

  1. Hiện nay tại một vài tỉnh trong nước ta khai thác một loại hoa với tên mật mông hoa. Sự thực đó là của cây bùng bục hay cây cám lợn Mallotus furetianus thuộc họ Thầu dầu (Euphotbiaceae). Cần chú ý tránh nhầm lẫn.
  2. Trong họ Mã tiền cùng chi Buddleia còn có cây bọ chó hay sầu đâu chuột Buddleia asiatica Lour. (Buddleia neemda Ham.) tên Trung Quốc là tuý ngư thảo. Cây này cao 1-2m hay hơn. Cành và hoa có nhiều lòng bài tiết. Lá thon dài, đầu nhọn dài, mép nguyên hay có răng cưa rất nhỏ, dài 7-18cm, rộng 1,5-4,5cm. Hoa màu trắng nhạt, cuống ngắn mọc thành chuỳ thưa gồm nhiều xim, mỗi xim có 3 hoa. Quả nang thuôn dài 3-6mm, rộng 2mm. Hạt có cánh, hình thoi dài 1mm.

Mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam; còn mọc ở Trung Quốc, Philipin.

Một số nơi dùng cây này để duốc cá và chữa ghẻ.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!