Cây Mắm (Cây Mắm Đen, Cây Mắm Trắng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

224
Cây Mắm
Cây Mắm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Mắm trang 574-575 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là mắm đen, mắm trắng, paletuvier, manglier (Pháp).

Tên khoa học Avicennia marina Vierh vat. alba Bakhuiz (mắm trắng), Avicennia marina Vierh var. rumphiana Bakhuiz.

Thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae.

Mô tả cây

Cây nhỡ hay cây gỗ lớn, thường phân cảnh nhiều ở gốc, cao 5-25m. Những cành non lúc đầu phủ lông tơ trắng hay xám sau đó nhẫn bóng, có nhiều lỗ bì. Rễ thở hình dùi, mọc nổi trên bùn. Lá thuôn hình thuẫn-mũi mác dài đ 12cm, rộng 2-6cm, mặt trên nhắn bóng, mặt dưới phủ lòng, và mờ. Cả hai mặt đều có tuyến muối thừa.

Hoa vàng hay vàng cam, mọc thành thùy ở ngọn cành gồm nhiều xim dài 3-15cm. Quả nang hình trứng dài 3-4cm, rộng 1,5-2cm, đỉnh nhọn, màu vàng lục.

Mắm đen-Avicennia marina Vierh var- rumphiana Bakhuiz là cây bụi hoặc cây nhớ, ít khi là cây to. Các cành khúc khuỷu, lá hình trái xoan ngược, tròn đầu, thuôn dần ở gốc, mặt trên nhẵn, hoá đen khi lá rụng, mặt dưới có nhiều lông hình đe màu trắng. Hoa giống như hoa loài trên.

Cây Mắm
Cây Mắm

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây sống vùng nước mặn hay nước lợ, gặp ở cả hai miền nước ta, thường là cây tiên phong cố định bãi lầy, ưa sáng, chịu mặn giỏi, được trống hoặc mọc tự nhiên.

Lá làm phân xanh, chứa nhiều đạm, quả ăn được. Vỏ thân và vỏ rễ dùng làm thuốc.

  1. Thành phần hoá học

Vỏ mắm Avicennia offcinalis Lin thu hoạch ở Quảng Yên có thành phần như sau:

Thành phần Mắm trắng Mắm den
Nước 20% 19,4%
Tro 11,28 12,30
Chất béo 3,18 2,78
Protit 7,70 7,55
Xenluloza 14,42 14,24
Tinh bột 10,84 10,21
Tanin 2,80 3,00
Đường 3,15 2,95
Không thấy có ancaloit và glucozit

(Theo Peirier)

Kết quả phân tích mắm Avicennia tomentosa của một tác giả khác cho thấy tro 796% (chủ yếu có natri, kali, sắt, cacbonat), tinh dầu 0,6%, nhựa 2%, tanin 17%, chất đường 11%, không thấy có ancaloit, rất ít glucozit. Một chất màu đỏ chuyển thành đỏ xim trong môi trường kiềm và vàng rồi kết tủa trong môi trường axit.

Công dụng và liều dùng 

Nhân dân ven biển miền Nam thường dùng lá cây mắm để đuổi muỗi.

Petelot (1953) có thu thập một số tài liệu cho biết nhân dân nhiều nước trên thế giới (Cuba, Guyan, Tần Caledonia…) dùng vỏ mắm chữa hủi dưới dạng cao mềm hay cao lỏng.

Cao mềm ngày cho uống từ 6 đến 8g dưới dạng thuốc viên, có thể dùng vỏ mắm ngâm rượu uống.

Trên những vết loét của người ta đắp dung dịch có pha 50% cao lòng mắm và 50% nước.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!