Cây Mã Đề và Cây Hoàng Nàn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

285
Cây Mã Tiền
Cây Mã Tiền
Đánh giá

Cây Mã Đề (Strychnos nurvomica L. )

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Mã Tiền trang 546-547 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là củ chi, sleng thom, sleng touch (Campuchia), kok toung ka (Lào), vomiquier fausse angusture, mắc sèn sứ (Thổ), co bên kho (Thái).

Tên khoa học Strychnos nurvomica L. 

Thuộc họ Mã tiền Loganiaceae.

Tên mã tiền dùng để chỉ nhiều cây khác nhau thuộc chi Strychnos cho những hạt giống như chiếc khuy áo lớn, và có chứa những ancaloit có tác dụng mạnh chủ yếu là strycnin và bruxin. Có cây là cây đứng, có cây là dây leo. Nhiều cây leo chưa được xác định tên chắc chắn, thường chỉ mới tạm xác định là Strychnos sp. Có khi cùng một loài nhưng nếu khai thác hạt người ta gọi là cây mã tiền, nếu khai thác vỏ người ta lại gọi là cây hoàng nàn (xem cây này).

Tên Strychnos do chữ Hy lạp có nghĩa là những cây có độc, nux có nghĩa là quả cứng, vomica nghĩa là gây nôn, ý nói Strychnos nux- vomica là một cây có độc, quả cứng gây nôn.

Mô tả cây

Như trên đã nói, ở nước ta hiện đang khai thác ít nhất hai loài mã tiền:

  1. Cây mã tiền-Strychnos nuvomica L. là một cây nhỡ, mọc thẳng đứng có vỏ xám, cây non có gai. Lá mọc đối, có lá kèm, cuống ngắn, phiến lá hình bầu dục, hai đầu hơi nhọn, gân lá hình lông chim, nhưng mỗi bên gân chính có một đối gần phụ chạy dọc theo lá và nổi ở mặt dưới. Hoa nhỏ, màu hồng, họp thành xim hình tán đều, lưỡng tính, tràng và đài có 5 cánh, đài hình phễu với 5 răng hình ba cạnh, tiền khai hoa hợp, trảng hình ống, hơi phình ở phía dưới, mặt trong có lồng, trên đỉnh chia 5 thùy, so le với lá đài, trong nụ tiền khai hoa van. 5 nhị đỉnh ở họng của ống tràng, chỉ nhị rất ngắn, mang bao phấn có hai ngăn. Bầu có hai lá noãn, vòi đơn, quả mọng hình cầu, to bằng quả cam, có chứa cơm màu trắng, nhiều hạt hình khuy áo, phôi thẳng đứng, xung quanh có nội nhũ sừng.
  1. Các loại mã tiền hiện đang được khai thác ở miền Bắc nước ta hầu hết đều là dây leo, tên khoa học chưa được xác định chắc chắn, chỉ dựa vào hàm lượng ancaloit trong hạt mà khai thác và chỉ mới biết đây là một loài Strychnos sp. Vỏ một loài dây leo này được khai thác với tên hoàng nàn (xem vị này). Mã tiền dây leo có đường kính thân tới 10-15cm, chiều dài thân có thể tới 30-40m.

    Cây Mã Tiền
    Cây Mã Tiền

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mã tiền Strychnos nux-vomica cho tới nay chỉ mới thấy ở miền Nam nước ta. Trước kháng chiến chống Pháp 1946, hầu hết mã tiền ở miền Bắc đều từ miền Nam đưa ra. Trong kháng chiến, lần đầu tiên, chúng ta khai thác hạt những dãy mã tiền ở miền Bắc để chiết lấy strycnin. Hiện nay không những để dùng trong nước mà còn để xuất khẩu nữa. Mã tiền dây leo mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi nước ta: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lào Cai, Yên Bái đều có. Tuy nhiên chưa ai đặt vấn đề nghiên cứu trồng cây mã tiền, cho nên chưa rõ điều kiện sống và chăm sóc như thế nào để cho nhiều hoạt chất nhất. Ngoài Việt nam ra, mã tiền còn mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Úc. Trước đây (1925, 1926), mỗi năm ta xuất đi tới hơn 1.000 tấn hạt. Thường quả chín rơi xuống đất, hạt tung ra ngoài ta nhặt về phơi khô. Khi dùng thái mỏng, sấy lại lần nữa rồi tán nhỏ.

Trong nhân dân Việt Nam, mã tiền chỉ được sử dụng sau khi chế biến theo một trong mấy cách sau đây:

  1. Ngâm hạt trong nước vo gạo một ngày đêm cho tới khi mềm, lấy ra bóc vỏ, thái mỏng, sấy khô tán nhỏ.
  2. Cho hạt mã tiến vào dầu vừng đun sôi cho tới khi hạt mã tiền nổi lên thì vớt ra ngay (nếu chậm, hạt bị cháy đen, mất tác dụng). Thái nhỏ sấy khô mà dùng.
  3. Ngâm hạt mã tiền trong nước thường hay nước vo gạo cho tới mềm. Lấy ra bóc vỏ và lòng để riêng, nhân để riêng. Sao vỏ và lòng riêng, nhân riêng, rồi tán nhỏ riêng từng thử. Phương pháp này thường dùng chữa bệnh chó dại.

Thành phần hoá học

Trong hạt mã tiền có 15% manan, 85% galactan. 4-5% chất béo, một heterozit gọi là loganozit hay loganin (1,5%), rất nhiều ancaloit trong đó chủ yếu là strychin, bruxin, kết hợp với axit igasuric (axit clorogenic). Những ancaloit khác thường gặp là vomixin, struxin, colubrin α và β.

Tỷ lệ ancaloit toàn phần trong mã tiền thay đổi từ 2,5 đến 5,5%, trong đó strychin chiếm 43-45%. Mã tiền dùng làm thuốc phải chứa ít nhất 2 đến 3% ancaloit toàn phần, trong đó ít nhất 45% phải là strycnin.

Tác dụng được lý

Người ta cho tác dụng của mã tiền là do tác dụng của strycnin.

Đối với thần kinh trung ương và ngoại vi có tác dụng kích thích với liều nhỏ, và tác dụng co giật với liều cao.

Đối với tim và tuần hoàn có tác dụng tăng huyết áp, do các mạch máu ngoại vì bị cơ nhỏ.

Đối với dạ dày và bộ máy tiêu hoá tăng bài tiết dịch vị, tăng tốc độ chuyển của thức ăn sang ruột. Tuy nhiên nếu dùng luôn thì sẽ gây biến loạn tiêu hoá, biến loạn co bóp dạ dày.

Độc tính. Mã tiến rất độc. Khi bị ngộ độc, ngáp, nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu: Tứ chi cứng đờ, có giật nhẹ rồi đột nhiên có triệu chứng như uốn ván nặng với hiện tượng rút gân hàm, lồi mắt, đồng từ mở rộng, bắp thịt tứ chỉ và thân bị co, sự co bắp thịt ngực gây khó thở và ngạt. Sau 5 phút đến 5 giờ chết vì ngạt.

Công dụng và liều dùng

Mã tiền được dùng cả trong đông y và tây y. Tây y dùng làm thuốc kích thích thần kinh trung ương, tăng phản xạ của tủy, tăng cường kiện và dinh dưỡng của cơ, dùng chữa tê liệt, tim bị dãn, cơ tim mệt, giảm cường kiện của ruột, đái dầm (vì cơ tròn bọng đái yếu không khép được) và yếu bộ phận sinh dục (stryenin làm tỉnh trùng được tống ra mạnh).

Làm nguyên liệu chiết strycnin.

Dạng dùng trong tây y.

Cồn mã tiền: Mỗi lần uống 8 đến 10 giọt, tối đa 30 giọt.

Cao mã tiền: Mỗi lần uống 10 đến 15mg, tôi đa 50mg. Nitrat strychin uống mỗi lần nửa đến một miligam (0,0005-0,001g), hoặc tiêm Im dung dịch 0,1%.

Trong đông y mã tiền được dùng chữa ghẻ và những bệnh ngoài da khó chữa: Tán bột (sao vàng tán nhỏ), trộn với dầu vừng mà bôi lên nơi ghẻ, nơi lở loét, hủi. Dùng trong, mã tiền được xem như một vị thuốc chữa tê thấp, bại liệt, bản thân bất toại, chó dại cắn. Mã tiền dùng trong đông y phải chế biến như phản phân bố thu hái và chế biến đã giới thiệu. Mỗi ngày uống chừng 0,1 đến 0,03g %.

Đơn thuốc có mã tiền dùng trong nhân đàn

Thuốc phong bà Giằng chữa tê thấp, đau nhức, sưng khớp (Thanh Hoá):

Bột mã tiền chế 50g, bột hương phụ tử chế 13g, bột mộc hương 8g, bột địa liền 6g, bột thương truật 20g, bột quế chỉ 3g, tá dược vừa đủ hoàn 1000 viên. Mỗi ngày uống 4 viên, tối đa 6 đến 8 viên. Theo hướng dẫn uống khi nào thấy giật giật mới có kết quả. Một đợt uống 50 viên thì lại nghỉ.

Kinh nghiệm nhân dân chữa tê thấp, đau nhức, sưng khớp.

Cần chú ý thuốc có độc, việc sử dụng phải hết sức thận trọng.

Cây Hoàng Nàn (Strychnos wallichiana Steud, ex DC.)

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hoàng Nàn trang 539-541 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là vỏ dãn, vỏ doãn.

Tên khoa học Strychnos wallichiana Steud, ex DC., Strychnos gauthierana Pierre (Strychnos malacensis Clarke).

Thuộc họ Mã tiền Loganiaceae.

Hoàng nàn (Cortex Strychnii gauthieranae) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây hoàng này.

Mô tả cây

Hoàng nàn là một loại cây mọc leo, cành gầy, nhẵn, có những móc mọc đối ở đầu những cành non, thân có vỏ xám với những đám màu vàng đỏ. Lá mọc đối, nhắn, dai, hơi bầu dục, phía cuống nhọn hay hơi tròn, đầu tù hay nhọn, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, cuống ngắn. Hoa không cuống, mọc thành chùy ngủ tận cùng, phủ lông

màu hung nâu. Quả hình cầu, đường kính 4- 5cm, vỏ ngoài cứng, dày 4mm, trong chứa nhiều hạt hình khuy áo, đường kính 22mm hay hơn, dày 18mm giống như hạt mã tiền, cho nên có người cho hoàng nàn là vỏ cây mã tiền. Thu hái hạt thì gọi là mã tiền, thu hái vỏ thì gọi là hoàng nàn.

Cây Hoàng Nàn
Cây Hoàng Nàn

Phân bố, thu hái và chế biến

Theo các tác giả nghiên cứu trước, hoàng nàn chỉ thấy mọc ở một số nơi của miền Bắc Việt Nam: Hà Tây (Ba Vì), Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại Lào cũng khu trú trên cùng một vĩ tuyến. Nhưng như trên đã nói, có thể ở những vùng này chỉ khai thác vỏ cho nên cho đó là hoàng nàn, còn những vùng khác chỉ khai thác hạt cho nên cho đó là cây mã tiền. Vấn đề còn đang nghiên cứu xác minh thêm.

Thường người ta chặt cả cành, cắt thành từng khúc rồi mang về bóc vỏ. Vỏ dài 4-5cm, cuốn vòng, đường kính 1-3cm, dày 1,5-2mm, mặt ngoài có những nốt sản xám đen hay đỏ nâu, có nốt sần to, mặt trong xám nâu nhạt, có vết kẻ dọc, vết bẻ nhẵn, trông rõ hai lớp. Khi thêm một giọt axit nitric vào mặt trong thấy có màu đỏ máu, mặt ngoài có màu lục đen. Vị rất đắng.

Trước đây vỏ hoàng nàn được bán tự do khắp nơi, những hàng tạp hoá đều có bán để nhân dân mua về làm thuốc chữa hủi và những bệnh ngoài da khó chữa, chó dại cắn. Hiện nay việc bán phải theo chế độ của thuốc độc.

Khi dùng, thường người ta phải cạo hết lớp vỏ vàng bên ngoài cho đến lần vỏ đen bên trong. Muốn cho dễ cạo, hoặc ngàm vỏ với nước vo gạo đặc một ngày, một đêm hoặc ngâm nước thường hay đổ lên cho mềm. Sau lại ngâm nước vo gạo trong ba ngày đêm, rồi vớt ra phơi hay sấy khô, tán thành bọt dùng dân. Có người trước khi tấn bột lại tẩm dầu vững sao qua rồi mới tán. Và vàng cạo ra cũng như nước ngâm hoàng nào cần phải đổ bỏ đi cẩn thận tránh gây ngộ độc.

Thành phần hoá học

Trong hoàng nàn có strycnin, bruxin. Hàm lượng ancaloit toàn phần lên tới 5,23% trong đó strycnin chiếm 2,37-2,43% và bruxin chiếm 2,81%. Tuy nhiên việc chiết xuất những ancaloit bằng phương pháp thông thường gặp trở ngại do chất nhựa kèm theo.

Công dụng và liều dùng

Hoàng nàn là một vị thuốc rất độc. Tuy nhiên nhân dân nhiều tỉnh nước ta dùng hoàng nên chữa chó dại cắn, chữa hủi, ghẻ và một số bệnh ngoài da khó chữa. Chúng tôi còn thu thập được một đơn thuốc dùng hoàng nàn chữa thấp khớp.

Để chữa ghẻ, hoàng màn thường được dùng phối hợp với lá trầu không, thủy ngân. Hoàng nàn trước khi dùng phải chế biến như phần thu hải chế biến đã nói trên.

Một vài vùng miền Trung nước ta lại dùng hoàng nàn để làm thuốc cường dương, kích thích dục tính của phụ nữ.

Thuốc có độc, không có kinh nghiệm không được dùng.

Đơn thuốc có hoàng nàn dùng trong nhân dân

Đơn thuốc chữa tê thấp (theo kinh nghiệm của ông Phúc, nguyên trưởng ty y tế Hòa Bình-Đỗ Tất Lợi ghi lại)

Hoàng nàn chế sao vàng 600g, hương phụ tử chế 160g, thảo quả không sao, bỏ vỏ lấy hạt 20g, đại hồi bỏ hạt, lấy vỏ 20g. Bốn vị tán nhỏ. Sau bữa ăn nửa giờ, uống 2-3g thuốc này, chiều bằng nước hoặc bằng rượu. Uống xong đi nằm. Chữa nhức xương, sưng đầu gối, tê thấp. Một số người uống thuốc này vào thấy đau hơn, nhưng sau thì đỡ.

Chưa có dịp kiểm tra. Sơ bộ tính thấy liều dùng quá cao. Mỗi lần uống 100mg ancaloit là quá cao. Ghi ở đây làm tài liệu tham khảo. 

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!