Cây Hương Lâu (Hương Lau) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

166
Hương Lâu
Hương Lâu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hương Lâu trang 326-327 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Cỏ Hương Bài, Hương Lau.

Tên khoa học Vetiveria zizanioides (Linn.) Nash. – Andropogon squarrosus Hack.

Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

Mô tả cây

Cỏ sống lâu năm, thân rễ dày, dài, có mùi thơm. Thân cao 1,5m đến 2m hay hơn, mọc thẳng đứng, dài 40-90cm, rộng 4-10mm, nhẵn, mép nháp.

Cụm hoa là chùy tận cùng, thẳng, dài 20-30cm, cuống chung lớn, phân nhánh nhiều. Bông nhỏ không cuống lưỡng tính, dẹt, bông nhỏ có cuống là bỗng đực. Quả hơi dẹt.

Hương Lâu
Hương Lâu

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại trên các đồi hoang khô nơi nhiều nắng, trơ đất đá, xen lẫn cây bụi thấp. Được trồng để khai thác tại nhiều nước như Ấn Độ, Indonesia.

Tại Việt Nam, chỉ mới thấy trồng từ lâu đời ở Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Trồng vào tháng 2, thu hái vào tháng 12 và rải rác trong năm, nhưng chủ yếu vào tháng 12. Mỗi hecta thu được khoảng 20-30 tấn rễ mỗi năm. Tại Thái Bình, đất trồng là những vùng đất cát hay không trồng cây gì khác được. Loại đất này chiếm hàng nghìn hecta dọc bờ biển nước ta.

Trước đây, nhân dân mới chỉ thu hái rễ, cuộn thành từng bó nhỏ, 5-6 gói nhỏ buộc lại thành gói lớn hơn, mỗi gói nặng chừng 30g, đem bán tại các chợ để nấu nước gội đầu cho thơm và để làm hương thơm.

Gần đây đã dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu hương bài.

Thành phần hóa học

Trong rễ hương bài có 2 đến 3% tinh dầu, nhưng nếu cất kéo hơi nước bình thường chỉ thu được từ 0,34 đến dưới 1% do tính đầu rất sánh, tỷ trọng xấp xỉ tỷ trọng của nước, độ sôi lại cao. Cho nên cần cắt nhỏ, ngâm rễ một đêm trước khi cất thì năng suất cao hơn.

Tinh dầu hương bài rất thơm, bền mùi, sánh. Tùy theo từng vùng trồng và tổ chức cất, tinh dầu có tính chất hơi khác nhau. Trên đây là một số tính chất của tinh dầu hương bài cất ở mấy nơi.

Thành phần tinh dầu gồm các xeton: vetiveron và vetiron hay vetivon, các rượu vetirol và vetiverol, một ít axit benzoic, các sesquitecpen: vetiver.

Có hai dạng vetivon và kiến trúc cấu tạo của vetivon đã được Peau Naves và Perrotet xác định vào năm 1940-1941.

Có tác giả nghiên cứu thấy trong tinh dầu hương bài có 2 vetiven (gồm 2 và 3 vòng), 2 vetivenol (gồm 2 và 3 vòng), ancol metylic, furfurol, các axit vetivenic và axit benzoic dưới dạng este của vetivenol.

Công dụng và liều dùng

Ở nước ta rễ hương bài chỉ mới thấy dùng nấu nước gội đầu cho thơm, cho vào quần áo để cho thơm và chống nhạy, làm hương thơm. Gần đây đã dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu. Tình dấu hương bài rất đắt vì không những làm tăng mùi thơm, còn làm cho mùi được bền lâu. Tại thị trường thế giới tinh dầu hương bài được tiêu thụ với tên essence de vetiver hay essence de chiendent odorant.

Tại Ấn Độ nước sắc rễ hương bài dùng chữa sốt, bệnh gan.

Tại Malaisia, bột rễ hương bài làm ẩm và đắp lên bụng phụ nữ sau khi đẻ.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!