Cây Điều Nhuộm (Xiêm Phung) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

157
Điều Nhuộm
Điều Nhuộm
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Điều Nhuộm trang 203-204 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là xiêm phung, cham pou, champuk shralok (Campuchia), som hu, som phu, kam tai, kam set (Lào), rocouyer-annato.

Tên khoa học Bixa orellana L. 

Thuộc họ Điều nhuộm Bixaceae

Mô tả cây

Cây nhỏ đẹp, cao 4-5m. Lá đơn mềm, nhẫn, hơi hình ba cạnh, đầu nhọn, phía cuống hình tim, dài 12cm, rộng 7cm hay hơn, cuống lá phình ở đầu, dài 34cm. Hoa khá lớn, màu tía, hay trắng, mọc thành chùy ngắn ở đầu cành. Bầu hai là noãn với hai giá noãn mang nhiều noãn. Quả to, đỏ tía, hình cầu, trên mặt có gai mềm, mở bằng hai van, mỗi mảnh mang ở trong rất nhiều hạt. Hạt hơi hình lập phương trên một cuống ngắn, xung quanh tễ nở ra thành một thứ áo hạt ngăn màu đỏ

Điều Nhuộm - Bixa orellana
Điều Nhuộm – Bixa orellana

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện được trồng phổ biến ở Ấn Độ và nhiều nước khác.

Tại nước ta, Lào, Campuchia nhiều gia đình trồng lấy chất nhuộm màu. Người ta thu hái hạt, cho ngay vào nước thật nóng, khuấy mạnh rồi để hạt lên một cái rây để xắt, tách hết hạt và những tạp chất. Được thứ cơm hạt để yên cho lên men và loại chất nhầy. Màu lắng xuống dưới, gạn lấy chất màu này, để cho hơi khô thì gói vào lá chuối thành từng bánh I đến 2kg. Chúng ta có chất màu mềm, mặt ngoài hơi xin, nhưng khi cắt thì giữa có màu tươi hơn. Chất màu này trên thị trường quốc tế trước đây người ta gọi là Rocu (Rocou hay Acnato-Arnatto của người Anh, Orlean của người Đức). Nước ta hầu như chưa sản xuất loại chất màu này. Có khi để cho màu giữ được tươi, người ta cho thêm vào một ít nước tiểu.

Lá tươi được hái và dùng làm thuốc. 

Thành phần hóa học

Trong cơm của hạt điều nhuộm có 20-30% nước, đường, một ít tinh dầu, tanin, 4-5% hợp chất carotenoit được Chereuil nghiên cứu từ 1833 và chiết được hai chất chủ yếu là bixin và orelin.

Bixin là este monometylic của một axit di- carboxylic gọi là norbixin. Hợp chất bixin thiên nhiên cis so với nối kép 3, không vững bền, dễ chuyển thành trans hay isobixin.

Bixin kết tinh trong axit axetic thành hình phiến màu đỏ tươi, tan trong các dung môi hữu cơ, trong dầu khi thêm axit sunfuric đặc sẽ chuyển thành xanh. Thủy phân kiềm cho norbixin.

Hiện đã tổng hợp được bixin.

Năm 1937, Bachster và Cavallini còn chiết được từ dầu hạt có chứa bixin 25g chất không xà phòng hóa được và phần không hấp thụ trên alumin hoạt hóa chiếm 0,58% chất dấu lục nhạt, vị và mùi đặc biệt, các tác giả đặt tên là bixola C18H30O. Đây là một ancol olefinic sesquitecpenic có 4 nối kép gần như chất bixin, các chất tecpen.

Bixin là một chất màu đỏ tươi, có tinh thể. orelin có màu vàng, không tinh thể. Khi thêm axit sunfuric thì cả hai chất đều cho màu xanh. 

Điều Nhuộm
Điều Nhuộm

Công dụng và liều dùng

Trước đây khi chưa có màu tổng hợp anilin, thì rocu là một chất màu quan trọng vì tươi đẹp, xà phòng không làm sạch, nhưng chịu ánh sáng thì kém. Hiện nay một số nơi còn dùng nhuộm len, lụa, và sợi bông.

Còn dùng trong công nghiệp vecni, xi đánh sàn, và nhất là do độ tan trong chất béo, lại không độc và có tính chất của vitamin A, rôcu được dùng để nhuộm bơ, phomat (ngâm trong dầu vừng 2 đến 3 giọt cho Ikg bơ). Nếu nhuộm nước thì dùng muối kiềm của norbixin.

Tại quê hương châu Mỹ, cơm và hạt được dùng làm thuốc tẩy giun

Một số nơi dùng lá chữa lỵ, chữa sốt, sốt rét. Có khi sắc uống nhưng có khi người ta chỉ nấu nước cho bệnh nhân tắm, thuốc thấm qua da mà tác dụng. Ngày uống 20-30g lá tươi sao khô. Dùng nấu nước tắm chữa sốt không kể liều

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!