Cây Củ Ấu – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

220
Củ Ấu
Củ Ấu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Củ Ấu trang 709 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, lăng thực, (Trung Quốc) macre, krechap (Campuchia).

Tên khoa học Trapa bicornis L.

Thuộc họ Củ ấu Trapaceace

Mô tả cây

Cây sống ở dưới nước, thân ngắn có lông. Có hai thứ lá: Lá nổi có phao ở cuống hình quả trám, mép trên có răng cưa, dài 4-5cm, rộng 6-7cm, cuống dài 6-15cm, giữa có phao, lá chìm thì phiến lá giảm, phiền xẻ lông chim, nhưng rất nhỏ nên chỉ thấy các đường gần. Hoa trắng, mọc đơn độc hay ở kẻ lá; 4 lá dài, 4 cảnh hoa 4 nhị

bầu trung hai ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả thường gọi là “cử”, có hai sừng. quả cao 35mm, rộng 5cm, sừng dài 2cm, đầu sừng hình mũi tên, sừng do các lá đài phát triển thành. Trong quả chứa một hạt ăn được.

Củ Ấu
Củ Ấu

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây củ ấu được trồng ở các ao đám khắp nơi trong nước ta. Trồng bằng hạt hay bằng chồi. Mùa hoa (ở miền Bắc) vào các tháng 5-6, mùa quả vào các tháng 7-9.

Quả dùng để ăn. Vỏ quả và toàn cây làm thuốc. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Trong hạt ấu có tinh bột chừng 49% và chùng 10,3% protit. Các chất khác chưa thấy nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Củ ấu chủ yếu được nhân dân dùng luộc ăn hoặc chế thành bột trộn với mật hay đường làm bánh.

Quả sao cháy chữa nhức đầu, choáng váng và cảm sốt. Ngày dùng 3-4 quả dưới dạng thuốc sắc.

Vỏ quả sao cho thơm, sắc uống chữa sốt, chữa mệt nhọc khi bị sốt rét. Còn dùng chữa loét dạ dày và loét cổ tử cung.

Toàn cây chữa trẻ con sài đầu, giải độc rượu, làm cho sáng mắt. Ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!