Cây Cổ Giải – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

146
Cổ Giải
Cổ Giải
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cổ Giải trang 326-327 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Milleria sp.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Mô tả cây

Cổ giải là một loại cây gỗ lớn, cao từ 10-12m, tán cây xum xuê nhiều cành, nhiều lá. Thân cây to, tròn, đường kính có thể tới 30-40cm, mọc thẳng. màu nâu xanh thăm, có nhiều nốt sần của lỗ bì thành những điểm hơi trắng bạc. Vỏ cây rất dễ bóc, để lộ lớp gỗ màu trắng. Lá mọc cách, kép lồng chim, rìa lẻ với 5-9 lá chét, đôi khi chỉ có 3 lá chết (cây nhỏ). Lá chét dài 5-7cm, rộng 2-3cm. Lá chét có cuống ngắn 5-7mm. Hoa mọc thành chùm, màu trắng vàng. Quả giáp hình mã tấu, đầu nhọn. Vỏ quả có lông màu vàng nâu nhạt, mịn

Cổ Giải
Cổ Giải

Phân bố, thu hái và chế biến

Cổ giải là một loại cây sống ở những núi đá với tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang. Có thấy mọc cả ở núi đất.

Thành phần hóa học

Có thể có chất rotenon. Nhưng phản ứng chưa rõ rệt.

Công dụng và liều dùng

Hiện nay ngoài công dụng cho gỗ, vỏ thân cây cổ giải được nhân dân nhiều nơi dùng làm thuốc diệt ruồi, cách dùng rất đơn giản chỉ cần lấy vỏ tươi hay khô (tươi có tác dụng mạnh hơn) giã nát thêm ít nước cơm hay cháo để vào nơi tuổi hay bay qua. Ruồi ăn phải nước cháo có chất vỏ cổ giải sẽ chết ngay tại chỗ. Để lâu vỏ bị khô, tác dụng có bị giảm sút.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!