Cây Chổi Xuể (Cây Chổi Sể) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

491
Cây Chổi Xuể
Cây Chổi Xuể
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cây Chổi Xuể trang 660-661 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cây chổi sể, thanh hao.

Tên khoa học Baeckea frutescens L.

Thuộc họ Sim Myrtaceae.

Mô tả cây

Cây bụi cao 0,5-2m. Phân nhánh ngay từ gốc, thân và cành nhỏ, mềm, mùi thơm. Lá mọc đối hình kim không có cuống, nhẫn bóng, dài chừng lem, chỉ có một gần ở giữa, trên phiến lá nhỏ có những tuyến nhỏ, màu nâu. Hoa trắng, nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá. Lá bắc rất nhỏ bé, sớm rụng, nụ hoa hình chóp ngược. Ống đài chia 4- 5 thùy, hình 3 cạnh hơi nhọn đầu. Cánh tràng tròn, rời nhau, nhị 8-10, chỉ rất ngắn, có tuyến tròn nằm ở giữa đình các ổ phấn. Đĩa mặt ẩn sâu trên bầu, bầu hạ, dính hoàn toàn vào ống đài, 3 ô rất nhiều noãn. Quả nang mở theo đường rách ngang. Hạt có cạnh, phải thẳng. Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 8.

Cây Chổi Xuể
Cây Chổi Xuể

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại rất phổ biến trên các đối miền trung du Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Đà Nẵng…

Nhân dân thường thu hái thân cây về làm chổi (chổi xuể) quét nhà. Khi bị cảm sốt, dùng ngay chổi này đốt dưới giường, trông của người ốm nằm để chữa bệnh. Một số địa phương đã bắt đầu dùng toàn cây (trừ bỏ rễ) hay hái cây về, phơi khô trong mát cho lá rụng hết, rồi dùng lá này cất tinh dầu gọi là tinh dầu chổi xuể hay tinh dầu chổi, còn gọi là dầu chổi. Người ta còn hái hoa cây chổi xuể phơi trong mát cho khô dùng làm thuốc. Chưa thấy đầu tổ chức trồng.

Thành phần hóa học.

Tháng 12 năm 1971, Đỗ Tất Lợi và Trần Tổ Hoa đã định lượng tinh dầu trong toàn cây chổi xuể (trừ rễ) thu hái ở Quảng Bình, Bắc Cạn và Thái Nguyên đã thấy hàm lượng tính dấu trong toàn cây tươi là 5-7%o (0,5-0,7%). Nếu để chờ cây khố, lá rụng rồi lấy lá cất riêng (cành vẫn dùng làm chổi) thì tỷ lệ lá/thân rất cao: 11kg hay cây lá khô cho 5,7kg cành, thân và 5kg lá, hoặc cần 42g cành lá rồi tách lá, thân riêng được 22,7g lá và 19g cành. Nếu cất lá riêng được hàm lượng tinh dầu từ 10-30%o (1-3%). Do đó có để xuất khai thác cây chổi xuể rồi đợi khô, tách riêng lá dùng làm thuốc và cất tinh dầu còn cành và thân vẫn dùng làm chối như trước.

Tháng 2 năm 1972, Phan Tống Sơn, Ngô Minh và Nguyễn Thu Huyền (Tạp chí Hóa học, 1974, 39-43) đã cất từ cây chổi xuể tươi thu hái ở Đông Triều, Quảng Ninh được 0,5% tinh dầu.

Tinh dầu chổi xuể khi mới cất ra có màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu giữa mùi tinh dầu khuynh diệp và mùi tinh dầu lavãng. Tỷ trọng d20=0,8760, nD(21)= 1,4714, αD=+11*. Chỉ số axit 1,73, chỉ số este 18,24, chỉ số este sau khi axetyl hóa 42,60. Phân tích thành phần tinh dầu chổi xuể cất từ cây chổi xuể mọc hoang dại ở Đông Tiểu, Quảng Ninh thấy chứa 15% xincol, 35% +α thuyền và ở pinen, 4% limonen, 14% ylangen và 18% thành phần chưa xác định được. Chúng ta biết rằng tinh dầu chổi xuể mọc ở Biliton (Indonexia) chứa tới 58%α và β pinen, 7% xineol, khoảng 10% monotecpenalcol gồm 1-linalol, fenchylancol, 1-bocneol và I-α- tecpineol. Một tinh dầu chối xuể khác có tỷ trọng d27 =0,883 và chứa một stearopten (hỗn hợp các hydrocacbon parafinic).

Tác dụng dược lý

Sơ bộ thử tác dụng đối với vị trùng theo cách thử kháng khuẩn của các chất bay hơi cho thấy tinh dầu chổi xuể và các thành phần chủ yếu của nó (α thuyen, α pinen, xincol, linalol) đều ức chế được Staphllococcus aureus, Pheumoccus, Shi-gella flexneri, trừ α pinen, còn tất cả đều ức chế được Shigella shigae. Tinh dầu chổi cũng như các thành phần trên đều không tác dụng đối với vi trùng mủ xanh (Pseudomnas aeruginosa) (Tạp chí hóa học, 1974, 40-41).

Công dụng và liều dùng

Cho đến nay, nhân dân thường chỉ dùng cây chổi xuể làm chổi quét nhà, lá và cành dùng cho vào chum vại dựng đậu xanh hay quần áo để tránh nhạy, sâu bọ cắn hại. Khi đau bụng, người ta thường nằm trên giường hay chống có nạn thưa, dưới gầm đốt cây chổi xuể. Có người dùng lá và hoa cây chổi xuể sắc uống điều kinh nguyệt không đều là 6-8g dưới dạng thuốc sắc. Người ta còn dùng cho phụ nữ sau khi đẻ uống để ăn ngon cơm, chóng đói, chóng hết huyết hỏi. Trước đây không thấy nhân dân cất tinh dầu để dùng. Chỉ thấy ở một số nơi cất cây chổi xuể cùng với cây tràm và bán hỗn hợp tinh dầu tràm và tinh dầu chổi xuể với nhau. Tại Hà Nội, trước và sau hiệp định Giơnevơ 1954 có một hiệu thuốc đông y sản xuất một loại thuốc mang tên “rượu chơi Hoa Kỳ” những lại dịch ra tên “American camphor alcohol” nghĩa là cồn long não, chứ không phải chế từ cây chổi xuể.

Với những kinh nghiệm trong nhân dân và những nghiên cứu gần đây, chúng ta có thể khai thác cây chổi xuể cất tinh dầu dùng chế một số dầu xoa và uống chữa cảm cúm, đau nhức, ăn uống không tiêu như tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn làm.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!