Cây Cà Dại Hoa Vàng (Cà Gai) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

451
Cà Dại Hoa Vàng
Cà Dại Hoa Vàng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cà Dại Hoa Vàng trang 95, tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là cà gai, cây gai cua, cây mùi cua, lão thử lực.

Tên khoa học Argemone mexicana L.

Thuộc họ Thuốc phiện Papaveraceae.

Mô tả cây

Cà dại hoa vàng là một loại cỏ có thân mẫm, cao chừng 30-40cm. Lá mọc so le, hơi ôm vào thân cây, xẻ lông chim sâu, trên có lông cứng, nhọn với những đường gần màu trắng. Hoa màu vàng tươi, mọc ở đầu cành, rộng 2-6 cm, đài có 3 cánh sớm rụng. Quả nang thuôn dài, có góc và gai nhọn, Khi chín, mở từ phía trên theo 5 van. Thai tòa tồn tại, trên mang vòi, trong như chiếc lồng có chứa rất nhiều hạt tròn, dẹt, màu đen. Mùa hoa: Tháng 4.

Cây cà dại hoa vàng
Cây cà dại hoa vàng

Toàn cây chứa nhựa màu vàng

Phân bố

Cây nguồn gốc châu Mỹ (vùng nhiệt đới), được di thực vào châu Á. Tại Hà Nội, cây này mọc hoang rất nhiều, dọc bờ sông Hồng.

Thành phần hóa học

Trong hạt có 16% chất béo, màu vàng nhạt hơi chóng khô. Bã còn lại chứa các chất ancaloit, Becberin và protopin.

Chúng ta biết rằng protopin là một ancaloit thường gặp trong thuốc phiện và những cây thuộc họ Thuốc phiện. Chúng tôi tìm lại becberin nhưng không thấy (Đỗ Tất Lợi).

Năm 1973, Bùi Chí Hiếu và D. A. Muraeva đã chiết được từ cà dại hoa vàng các ancaloit protopin, allocriptopin, sanguinarin, và heleritin.

Công dụng và liều dùng

Tại Việt Nam chưa thấy dùng cây này làm thuốc.

Theo A. Pételot, tại Mehicô và Ấn Độ người ta còn có tác dụng tẩy như dầu thầu dầu với liều 2- dùng dầu của cây này để thắp đèn. Dầu này 4g hoặc 10 đến 30 giọt, không gây đau bụng. Dầu vàng mới ép, tác dụng mạnh, càng để lâu, tác dụng càng kém. Nó có thể thay dầu thầu dầu và tốt hơn dầu thầu dầu vì không sánh, cũng không có mùi khó chịu.

Cây này được công nhận làm thuốc trong Dược thư Mêhicô, nhưng không rõ tại đó người ta dùng chữa bệnh gì.

Tại đảo Mactinic, nhựa cây dùng chữa chai chân, mụn cơm, bệnh ngoài da, hình như nó có tác dụng làm tê. Tại Ấn Độ hạt được dùng làm thuốc gây nôn.

Cần chú ý nghiên cứu

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!