Cây Biến Hóa (Thổ Tế Tân) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

192
Cây Biến Hóa
Cây Biến Hóa
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Biến Hóa trang 768 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là thổ tế tân, quán chi (Mèo)

Tên khoa học Asarum caudigerum Hance

Thuộc họ Mộc thông Aristolochiaceae.

Mô tả cây

Cây thuộc thảo, sống dai, cao 30-50cm, bò lan trên mặt đất. Thân rễ nằm ngang dưới đất. Thân trống như có đốt do vết lá rụng còn sẹo. Từ thân rễ mọc lên 1-2 lá, có cuống dài 20- 30cm, phiến lá hình tim màu xanh đậm, hơi tía, bóng nhẵn, dài 10-15cm, cuống có lấm chấm màu tím, bẻ dễ gãy. Hai mặt lá đều có lông, mặt dưới nhạt. Hoa sinh ra từ gốc, mọc riêng lẻ, hình loa kèn, tràng hoa màu tím. Quả màu nâu đen khi chín, trong chứa nhiều hạt cứng.

Cây Biến Hóa
Cây Biến Hóa

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại ở những vùng cao, lạnh, chỗ bờ suối ẩm mát, có tán che, thường ở những khu vực núi đá ẩm thấp có rêu như Tam Đảo, Ba Vì, Cao Bằng, Lạng Sơn không chịu được vùng nóng thấp. Mùa hoa: tháng 3-4, mùa quả: tháng 5-6.

Người ta thu hái toàn cây: Gốc, rễ và lá, có khi chỉ thu hái rễ. Mùa thu hái gần như quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông. Hải về rửa sạch thái nhỏ phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Biến hoá mới thấy dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân làm thuốc chữa họ, họ có đờm, họ gà, có người dùng làm thuốc bổ làm cho da dẻ hồng hào. Ngày dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột uống. Có khi còn dùng chữa thấp khớp.

Đơn thuốc có vị biến hoá

Chữa ho khan, rát cổ, hoặc họ có đờm:

Biến hoá cả cây lá và rễ 40g, thêm nước vào sắc kỹ. Chia hai ba lần uống trong ngày. Nên uống lúc thuốc còn nóng. Uống liên tục trong 5-7 ngày.

Chú thích:

Có tác giả xác định tên cây biến hoá là Asarum blumei Duch. Cần xác định lại.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!