Cây Ba Chẽ (Niễng Đực) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

164
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Ba Chẽ trang 200-201, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là ba chẽ, niễng đực. 

Tên khoa học Desmodium cephalotes Wall.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae)

Mô tả cây

Cây nhỏ sống lâu năm, thân nhỏ, có nhiều cành. Thường cao 0,5-0,60m nhưng cũng có thể cao tới 1,50m. Lá gồm ba lá chét hình bầu dục với lá kèm nhỏ. Đường gần mặt trên lõm. Mặt dưới lồi, mặt dưới lá phủ một lớp lông tơ trắng trông hơi lấp lánh, đặc biệt các lá non ở ngọn có phủ lớp lông tơ nhiều hơn. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm đơn ở kẽ lá. Quả giáp, hạt hình thận. Mùa hoa quả: Hè và thu.  Phân bố, thu hái và chế biến

Ba chẽ là một cây mọc hoang ở nhiều nơi nhất là đồi núi ít cây vùng trung du. Nhân dân địa phương cắt cây về làm phân xanh hoặc làm củi đun. Có thể trồng bằng hạt hay bằng dâm cành. Ở đồng bằng hay vùng trung du cây đều mọc tốt.

Bộ phận dùng là lá, hái lá về phơi hay sấy khô. Có thể sao cho hơi vàng và cho thơm mà dùng.

Cây Ba Chẽ
Cây Ba Chẽ

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Tác dụng dược lý

Nhân dân nhiều vùng trung du đã biết sử dụng lá cây này chữa kiết lỵ. Cách dùng như sau: hái lá về phơi khô hay sao vàng. Mỗi ngày dùng từ 30 đến 50g thêm nước vào, đun sôi kỹ (sôi chừng 15 phút đến nửa giờ). Chia hai ba lần uống trong ngày. Uống liên tục từ 3 đến 5 ngày tùy theo bệnh nặng nhẹ.

Còn dùng chữa rắn cắn: Lá ba chẽ tươi giã nát hay nhai nát, nuốt nước, bã còn lại đắp lên nơi rắn cắn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!