Bứa – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

356
Bứa
Bứa
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Bứa trang 125, tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Garcinia oblongifolia Champ.

Thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (Guttiferae).

Mô tả cây

Cây gỗ cao 10-15m. Cành và nhánh dài và mảnh mọc xòe ngang. Vỏ cây màu xám tro. Lá mọc đối, mép nguyên, nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ. Hoa màu vàng, có cả hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa đực có 4 lá đài, 5 cành hoa. Hoa lưỡng tính có 4 lá đài, 4 cánh hoa, rất nhiều nhị. Bầu 6-10 ở. Quả mọng, hình cầu có nhiều rãnh dọc. Vỏ quả dày, màu vàng ở ngoài, phía trong hơi đỏ, vị chua, 6-10 hạt, có nhiều múi mọng nước, ăn được

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền núi (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, …).

Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.

Vỏ bứa tươi và khô
Vỏ bứa tươi và khô

Thành phần hóa học

Trong quả bứa có axit hữu cơ, vitamin C (100g có 61mg vitamin C). Trong vỏ có flavonozit.

Công dụng và liều dùng

Vỏ bứa được nhân dân dùng chữa mẩn ngứa, dị ứng, họ ra máu. Ngày dùng 20 đến 30g dưới dạng thuốc sắc.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!