Cây Hồng Đằng (Kê Huyết Đằng) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

490
Cây Hồng Đằng
Cây Hồng Đằng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hồng Đằng trang 907-908 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là thuyết đằng, đại hoạt đằng, hoạt huyết đằng, kê huyết đằng, đại huyết đằng, dây máu người.

Tên khoa học Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wils. (Holboellia cuneata Oliv.).

Thuộc họ Huyết đằng Sargentodoxceae.

Hồng đằng hay huyết đằng (Caulis Sargen- todoxae) là thân phơi hay sấy khô của cây huyết dang Sargentodoxa cuneata (Oliv) Rehd. et Wils.

Ngoài ra, người ta còn dùng kê huyết đằng (Caulis Mucunae) là thân của cây kê huyết đằng (Mucuna birwoodiana Tutcher.) hoặc một số loài Milletia nhu Milletia nitida Benth., Miletia diesiana Harms đều thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae).

Tên huyết đằng vì thân cây cắt ra có chất nhựa màu đỏ như máu (huyết là máu, đằng là dây) kê huyết đằng là dây máu gà.

Mô tả cây

Cây huyết đằng (Sargentodoxa cuneata) là một loại dây leo, thân có thể dài tới 10 mét, vỏ ngoài mài hơi nàu. Lá mọc so le, kép, gồm 3 lá chét, cuống lá dài 4,5-10cm, lá chét giữa có cuống ngắn, lá chét hai bên gần như không cuống. Phiến lá chét giữa hình trứng, lá chét 2 bên hơi hình thận, dài 7-11cm, rộng 3,5-6,5cm. Mặt trên màu xanh, mặt dưới màu xanh nhạt. Hoa đơn tính, khác gốc, mọc thành chùm ở kẽ lá, cụm hoa dài tới 14cm, mọc thông xuống. Hoa đực màu vàng xanh, 6 lá đài, 6 cánh tràng thoái hóa thành hình sợi, 6 nhị. Hoa cái gần như hoa đực, nhiều lá noãn, bầu thượng. Quả mọng hình trứng dài 8-10mm. Khi chín có màu lam đen. Mùa hoa vào các tháng 3-4, mùa quả vào các tháng 7-8.

Cây Hồng Đằng
Cây Hồng Đằng

Cây kê huyết đắng (Milletia nitida Benth.) cũng là một loại dây leo, lá mọc so le, kép, thường gồm 5 lá chét, cuống lá dài chừng 3- 5mm, phiến lá chét dài 4-9cm, rộng 2-4cm, lá chét giữa dài và to hơn các lá chét bên. Gân chính và gân phụ đều nổi rõ ở cả 2 mặt. Cụm hoa thành chùm mọc ở đầu cành hay ở kẽ các lá đầu cành, cụm hoa dài chừng 14cm. Trục cụm hoa có lông mịn, hoa màu tím, đài hình chuông, tràng hoa hình cánh bướm. Quả giáp dài 7-15cm, rộng 1,5-2cm, đầu quả hẹp lại và thường thành hình mỏ chim, trên mặt có phủ lồng mịn màu vàng nhạt. Hạt 3-5, đường kính ước 12mm, màu đen nâu. Mùa hoa vào các tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

Cây kế huyết đằng (Milletia dielsiana Harms) cũng gần như cây trên, hoa màu hồng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Những cây cho vị huyết đảng và kê huyết đằng ở Việt Nam hiện chưa được xác định chắc chắn thuộc vào mấy loài. Nhân dân chỉ mới căn cứ vào khi chặt thân cây có những đám nhựa màu đỏ giống như máu mà lấy về dùng.

Những cây này hiện được khai thác nhiều nhất tại các tỉnh Hòa Bình, Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn, còn thấy ở nhiều tỉnh miền núi khắc nhưng ít được khai thác.

Tại Trung Quốc, những cây cho huyết đằng và kê huyết đăng thường mọc ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam, Tứ Xuyên, Hải Nam, Hồ Bắc v.v…. Tại Trung Quốc cũng dùng lẫn lộn. Đối với tên vị hồng đằng hay huyết đằng thường chi là thân cây Sargentodoxa cuneata, nhưng với tên kê huyết đằng thì người ta dùng nhiều loài Milletia khác nhau.

Huyết đằng và kê huyết đằng có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào các tháng 9-10, chặt toàn cây về, phơi khô, cắt bỏ lá và cành, có nơi cắt thành từng đoạn ngắn hay miếng mỏng rồi mới phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Chưa có tài liệu nghiên cứu. Chúng tôi thấy có rất nhiều tanin (Đỗ Tất Lợi).

Công dụng và liều dùng

Huyết đằng còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Nó được dùng từ lâu đời. Trong Tổng đồ kinh bản thảo, vị này được ghi là huyết đằng, trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trần nó được ghi là hồng đằng, trong Danh thực đồ khảo lại được ghi là đại huyết đằng.

Đông y coi vị huyết đằng có vị đắng, tính bình có khả năng khử phong, thông kinh lạc, đau bụng giun. Ngày dùng 12g đến 40g dưới dạng thuốc sắc.

Kê huyết đẳng có vị đắng tính ôn, có tác dụng bổ huyết, hành huyết, thông kinh lạc, khỏe gần cốt, dùng chữa đau lưng đau mình, kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 6 đến 12g dưới hình thức thuốc sắc hay ngâm rượu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!