Cây Vú Bò (Cây Vú Chó) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

1060
Cây Vú Bò
Cây Vú Bò
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Vú Bò trang 915 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Vú Chó

Tên khoa học Ficus heterophyllus L.

Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

Mô tả cây

Vú bò là một cây nhỏ, thuộc thảo cao 1-2m, sống lâu năm, cành thưa. Lá mọc so le, phiến lá chia 3-5 thùy, có khía răng cưa. Mặt lá nháp, gân nổi rõ. Hoa mọc ở nách lá. “Quả” thực ra là cụm hoa đặc biệt, gồm để cụm hoa lõm hình cái chén gần kín miệng, ở trong chứa hoa. Quả thật thuộc loại quả hạch con, chứa trong để cụm hoa (mà ta vẫn gọi nhầm là hạt), hình cầu, đường kính 10mm, đầu quả có một núm nhỏ màu đỏ giống như đầu vú con bò hay con chó do đó có tên (đừng nhầm với dây vú bò là loại dây leo còn có tên là hà thủ ô trắng– xem chữ này). Toàn cây có nhựa mủ trắng 

Cây Vú Bò
Cây Vú Bò

Phân bố, thu hái và chế biến

Thường mọc hoang ở khắp những vùng đối núi nước ta. Người ta dùng rễ, nhựa mủ và toàn cây. Thường rẻ đào về, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Có khi sao vàng hay tẩm mật sao cho thơm. Có khi nấu thành cao đặc mà dùng.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. 

Công dụng và liều dùng

Vú bò là một vị thuốc dùng theo kinh nghiệm dân gian. Nhân dân coi đây là một vị thuốc bổ, dùng cho những người hư lao, bạch đới, khí hư, tắc tia sữa. Còn dùng ngâm rượu chữa phong thấp.

Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Mỗi lít rượu ngâm 100-200g rễ sao vàng, mỗi ngày uống 15-20ml rượu này.

Bài thuốc có cây Vú Bò dùng trong nhân dân

Chữa ngã bị ứ huyết, ngực bụng, đau nhức, hòn cục: Toàn cây vú bò giã nát, thêm rượu và ít muối, sao nóng đắp lên nơi đau.

Chữa đầy trướng, không tiêu, mặt vàng, kém ăn: Ô lông vĩ (bồ hóng bếp rây nhỏ), nhựa mủ cây vú bò vừa đủ để làm thành viên, viên to bằng hạt nhãn. Mỗi ngày uống 1 viên; dùng nước sắc gừng mà chiều thuốc.

Chú ý:

Ngoài cây mô tả trên, có một cây nữa cũng mang tên vú bò Ficus palmatiloba Merr cùng họ, có lá chia 3-5 hoặc 7 chùy, không khía răng, quả không có cuống. Ít dùng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!