Củ Cốt Khí – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

165
Củ Cốt Khí
Củ Cốt Khí
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Củ Cốt Khí trang 523-524 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là hoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, hổ trượng căn, điền thất (miền nam).

Tên khoa học Reynoutria japonica Houtt. Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc. Polygonum reynoutria Makino.

Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.

Củ cốt khí (Radix Polygoni cuspidati) là rễ phơi hay sấy khô của cây củ cốt khí. Cần chú ý là chữ cốt khí còn dùng chỉ hạt và lá của nhiều cây khác thuộc họ Đậu. Đặc biệt, qua cuộc điều tra nghiên cứu, chúng tôi chỉ thấy có cây này Rcynoutria japonica mang tên cốt khí lại thuộc họ Rau răm.

Mô tả cây

Cốt khí là một cây nhỏ sống lâu năm, thân mọc thẳng, thường cao 0,50-1m nhưng đặc biệt có nơi cao tới 2m. Thần không có lông, trên thần và cảnh thường có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu tiên hơi thắt nhọn, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hẹp lại, mép nguyên, dài 5-12cm, rộng 3,5-8cm, mặt trên màu xanh nâu đậm mặt dưới màu nhạt hơn. Cuống dài 1-3cm. Bé chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ. Cánh hoa màu trắng. Hoa khác gốc. Hoa đực có 8 nhị: Hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 năm. Quả khô, 3 cạnh, màu nâu đỏ.

Củ Cốt Khí
Củ Cốt Khí

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây cốt khí mọc hoang ở nhiều nơi đặc biệt rất nhiều ở Sapa: Mọc hoang ở đồi núi hoặc ven đường. Miền đồng bằng có mọc và được trồng để lấy củ làm thuốc. Trồng bằng củ, rất dễ mọc. Còn thấy ở Trung Quốc (Giang Tô, Triết Giang).

Trồng thử ở đồng bằng, chúng tôi thấy cây ra hoa vào các tháng 8-9, ra quả vào các tháng 9-10. Thường người ta ít chú ý vì hoa quả rất nhỏ cho nên ít người trông thấy nên thường người ta nói cây này không có hoa.

Mùa thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu (tháng 8-9), có nơi thu hái vào các tháng 2-3. Đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát cắt thành từng mẩu ngắn dài không đều hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô. Vị thuốc dài ngắn không đều, thường dài 1-8cm, đường kính 0,6-2cm, mặt ngoài màu nâu vàng, khi bé hay cắt ngang có màu vàng; mùi không rõ, vị hơi đắng.

Thành phần hoá học

Trong rễ cây này có antraglucozit chủ yếu là émodin hay rheum emodin C15H10O5 emodin monometyl ete C16H12O5 dưới dạng tự do và kết 16 hợp. Ngoài ra còn có chất polygonin C21H20O10 và tanin.

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân Việt Nam củ cốt khí là một vị thuốc dùng chữa tê thấp, do bị ngã, bị thương mà tổn thương đau đớn; còn là một vị thuốc thu liễm cầm máu.

Vị thuốc được ghi trong bộ Bản thảo cương mục của Lý Thời Trần (Trung Quốc, thế kỷ 16). Theo tính chất ghi trong tài liệu cổ thì vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, thông kinh, giảm đau giảm độc, dùng cho những người bị kinh nguyệt bế tắc, kinh nguyệt khó khăn đau đớn, do bị ngã bị thương mà đau đớn, đẻ xong huyết ứ, bụng trướng, tiểu tiện khó khăn.

Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu cùng nhiều vị thuốc khác mà uống.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!