Long Đởm Thảo – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

326
Long Đởm Thảo
Long Đởm Thảo
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Hạt Tiêu trang 376-377 tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Gentiana scabra Bunge. 

Thuộc họ Long đởm Gentianaceae.

Long đởm thảo (Gentiana hay Radix Gentianae) là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây long đởm Gentiana scabra Bunge hay những loài khác cùng họ.

Long là rồng, đởm là mật, vì vị thuốc này trồng giống râu rồng, có vị đắng như mật.

Mô tả cây

Cây long đởm lá một loại cỏ sống lâu năm, cao 35-60cm. Thân rễ ngắn, rễ nhiều, đường kính 2-3mm, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Thân mọc đứng, đơn độc hay 2-3 cành, đốt thường ngắn so với chiều dài của lá. Lá mọc đối, không cuống, lá phía dưới thân nhỏ, phía trên to rộng hơn, dài từ 3-8cm, rộng từ 0,4-3cm. Hoa hình chuông màu làm nhạt hay sẫm, mọc thành chùm không cuống ở đầu cành hoặc ở kẽ những lá phía trên.

Mùa hoa tháng 9-10, mùa quả tháng 10

Long Đởm Thảo
Long Đởm Thảo

Phân bố, thu hái và chế biến

Hiện nay ta vẫn phải nhập của Trung Quốc. Tại Trung Quốc cây này mọc ở Hắc Long Giang, Phúc kiến, Quảng Đông. Qua sự phân bố ở Trung Quốc ta có thể chú ý tìm ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh.

Thu hái vào mùa thu và mùa xuân, mùa thu tốt nhất. Hải về rửa sạch đất cát phơi khô.

Thành phần hoá học

Trong long đởm có một glucozit đáng chừng 2% gọi là gentiopicrin C16H20O9,và một chất đường gọi là gentianoza C18H32O16 chừng 4%. Thủy phần gentiopicrin ta sẽ được gentiogenin C10H10O8 và glucoza.

Gentianoza gồm hai phân tử glucoza và một phân tử fructoza.

Tác dụng dược lý

Theo Ebeling, long đờm thảo có tác dụng phòng sự lên men, uống ít (nửa giờ trước bữa ăn) có tác dụng kích thích sự bài tiết dịch tiêu hoá, làm khỏe dạ dày; ngược lại, uống sau khi ăn cơm hay uống quá nhiều, lại làm cho tiêu hoá kém sút, nhức đầu, hoa mắt, mặt đỏ.

Theo Nội điển trang thái lang (Nhật Bản, 1938), nghiên cứu tác dụng chất đáng của long đởm thảo trên dạ dày nhỏ của chó thì thấy cho chó uống long đờm thảo sự bài tiết dịch vị tăng tiến và lượng axit tự do cũng tăng hơn.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ, long đởm vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh can, đởm và bàng quang. Có tác dụng ở tả can đảm thực hỏa, thanh hạ tiêu thấp nhiệt, có tính chất thu sáp. Những người tỳ vị hư nhược, đi tả và không thấp nhiệt, không thực hoả thì không dùng được.

Long đởm thảo được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá, thuốc bổ đáng; làm cho đại tiện dễ dàng mà không gây ỉa lỏng.

Liều dùng hàng ngày 2-3g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc rượu.

Ngoài công dụng giúp sự tiêu hoá, long đờm thảo còn tác dụng chữa sốt, đau mắt đỏ nhức, an thần kinh.

Đơn thuốc có long đởm thảo

  1. Long đởm thảo 2g, đại hoàng 1g, hoàng bá 1g, nước 200ml, sắc lấy 100ml. Chia 3 lần uống trong ngày, 15 phút trước bữa ăn để làm thuốc giúp sự tiêu hoá, ăn uống không tiêu.
  2. Long đởm thảo 0,5g; hoàng bá 0,5g; sinh khương sấy khô 0,3g, quế chỉ 0,3g; hồi hương 0,3g, kê nội kim 0,6g, sơn trà sao cháy 1g. Tất cả tán bột, trộn đều. Chia 3 lần uống trong ngày chứa đầu dạ dày, ăn uống không tiêu, đầy bụng (theo Hoà hán được dụng nghiệm phương).

Chú thích:

Ngoài vị long đởm kể trên, trong đông y còn dùng nhiều loại long đởm khác, những vị thuốc gần giống và gồm những rễ nhỏ. Nhưng trong tây y lại dùng một loại khác (Gentiana lutea L.) có hoa màu vàng, rễ to hơn, thái thành từng miếng mỏng, có người dịch nhầm là khổ sâm vì là vị thuốc bổ mà lại đắng.

Tất cả những cây này đều chưa thấy ở nước ta.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!