Cây Cúc Mốc ( Cây Ngọc Phù Dung) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

263
Cúc Mốc
Cúc Mốc
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Cúc Mốc trang 702 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là ngải phù dung, nguyệt bạch, ngọc phù dung.

Tên khoa học Crassostephium chinense (L.) Mak, Crossostephium artemisioides Less.

Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae)

Mô tả cây

Cây nhỡ cao 10-50cm, cành phía gốc nhẫn, cành phía trên non gầy, phủ lông mềm trắng nhạt. Lá phía dưới có 3 thùy nhỏ hình trứng thường hay hình thuẫn. Các lá phía trên nguyên, gần hình trứng có lông trắng ở hai mặt làm cho lá có màu trắng lục nhạt trong như lá mốc do đó có tên các mốc. Cụm hoa hình đầu họp thành bông dày đặc. Lá bắc nhiều hàng. Hoa cái ở xung quanh, giữa có nhiều vậy ba cạnh, có phần dưới dính liền với nhau. Tràng hoa cái 2-3 răng, tràng hoa lưỡng tính 5 thùy. Nhị 5, bầu trứng ngược, nhẫn. Quả đóng hình trứng ngược, hơi cong.

Cúc Mốc
Cúc Mốc

Phân bố, thu hái và chế biến

Các mốc được trồng ở Việt Nam chủ yếu làm cảnh. Còn được trồng ở Trung Quốc, Philipin.

Làm thuốc, người ta dùng lá và hoa tươi hoặc phơi hay sấy khô trong dâm mát.

Thành phần hóa học

Trong lá và hoa có tính dầu. Hoạt chất chưa biết.

Công dụng và liều dùng

Ngoài công dụng làm cảnh, lá và hoa cúc mốc được nhân dân dùng làm thuốc chữa cảm mạo, nhức đầu, ho, ăn uống không tiêu, đau bụng. Có khi dùng chữa kinh nguyệt không đều.

Lá giã nát dùng đắp mụn nhọt.

Mỗi ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc hãm hay thuốc sắc.

Dùng ngoài không kể liều lượng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!