Tề Thái (Cỏ Tâm Giác) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

235
Tề Thái
Tề Thái
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tề Thái  trang 653-655 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là tế, tề thái hoa, địa mễ thái.

Tên khoa học Capsella bursa pastoris (L.) Medic.

Thuộc họ Cải Brassicaceae (Cruciferae).

Tế thái (Herba Capsellae) hoặc (Herba Bur- sae-pastoris) là toàn cây tể thái phơi hay sấy khô.

Mô tả cây

Cây mọc hằng năm hay 2 năm. Thân gầy nhỏ, màu xanh lục nhạt có lông mịn, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Cao từ 20-40cm. Lá phía gốc mọc sát mặt đất thành hoa thị, cuồng ngắn hoặc không cuống; phiến lá xẻ thành nhiều răng cưa thỏ to, trên phiến lá có lông nhỏ. Lá phía trên không có cuống, ôm lấy thân cáy, mép có răng cưa hoặc nguyên hay hơi cắt sâu. Hoa mọc thành chùm ngắn ở đầu cảnh hay kẽ lá. Hoa nhỏ màu trắng. Đầu xuân nở hoa, 4 cánh, 4 lá đài xếp thành hình chữ thập. Nhị 4. Bầu thượng, 2 ngăn. Quả hình tim ngược dẹt giống cái túi của người chăn cừu bên châu Âu, do đó có tên Bursa là túi, pasoris có nghĩa là người chăn cừu.

Tề Thái
Tề Thái

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Sapa (Lào Cai), Ninh Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tây, Hà Nội thường thấy trên các bãi hoang.

Tại các nước khác như Trung Quốc, Liên Xô cũ, Pháp và một số nước châu Âu đều có mọc. Thu hoạch vào mùa hạ (từ ngày lập hạ đến hạ chí-theo nông lịch). Nhổ toàn cây lên, cắt bỏ rễ, phơi khô.

Liên Xô cũ công nhận tể thái là vị thuốc được dùng chính thức với những tiêu chuẩn sau đây: Độ ẩm không quá 13%, tro toàn bộ không quá 10%, tro không tan trong HCl không quá 2%, tạp chất hữu cơ lẫn vào không quá 2%, thân còn cả rễ không quá 3%.

Thành phần hoá học

Theo Read và Bernard trong quả tể thái có 28% chất béo, tinh dầu, axit bursic, diosmin (một loại glucozit), hysopin, colin, 0,4% axetylcolin, men emunsin, vitamin A2, vitamin B2, C, K và các flavonozit, 10-15% tro. Ngoài ra còn axit fumaric và inozit.

Năm 1973, S. M. Yurisson phát hiện trong tế thái có rutin và hesperidin (Pharmacia 5,1973)

Diosmin có công thức C34H44O21 thuỷ phân sẽ cho diosmetin C16H12O6 hai phân tử glucoza và một phân tử ramnoza; diosmetin là một flavon.

Trong hạt có chất béo.

Trong cây có axit fumaric (diên hồ sách toan) và nhiều muối kali (40% tro là muối kaki) ngoài ra còn có colin. Gần đây người ta còn thấy trong tế thái có vitamin K. Không thấy ancaloit.

  1. Tác dụng dược lý

Tề thái có tác dụng dược lý giống như cựa lõa mạch, cao lỏng tề thái tác dụng trên tử cung cổ lập hay trên mẫu ruột đều gây co bóp rõ rệt, axit bursic có tác dụng cầm máu. Vì trong tế thái có colin và axetylcolin cho nên cao lỏng tế thái tiêm dưới da động vật, lập tức gây hạ huyết áp và co thắt cơ hô hấp (Hòa hán dược dung thực vật, 1940 và Dược lý đích sinh được học, 1933).

Năm 1957, (Thượng hải trung y được tạp chí, : 15-27) đã báo cáo dùng nước sắc và cao lỏng tề thái thí nghiệm trên từ cung cô lập của chuột bạch, tử cung tại chỗ của thỏ và mèo, tử cung trường diễn của thỏ thì đều thấy có tác dụng hưng phấn. Thành phần gây hưng phấn tử cung tan trong nước, trong rượu loãng, không tan hoặc rất khó tan trong cồn nguyên chất, ête dầu hỏa, | ete etylic và clorofoc không có nước. Các tác giả cho uống nước sắc tể thái và tiêm cao lỏng vào màng bụng rồi quan sát thời gian xuất huyết ở | đuổi chuột nhất; lại tiêm cao lỏng vào mạch máu thỏ rồi theo dõi thời gian đông máu thì thấy tế thái có tác dụng cầm máu và máu chóng đồng lai.

Tiềm cao lỏng tế thái vào tĩnh mạch của chó | đã gây mê thì thấy có tác dụng hạ huyết áp, đồng thời hô hấp được hưng phấn; nếu như tiềm | atropin trước thì có thể làm cho hiện tượng hạ huyết áp không xuất hiện, nhưng hiện tượng hô hấp hưng phấn không bị ảnh hưởng.

Công dụng và liều dùng

Đông y và tây y đều dùng tề thái làm thuốc cầm máu chưa sót, lợi tiểu, dùng trong những trường hợp ruột, tử cung xuất huyết, khái huyết, kinh nguyệt quá nhiều.

Trong Bản thảo cương mục ghi rằng: Tề thái có khả năng lợi gan, hoà trung, lợi ngũ tạng, rễ dùng chữa đau mắt, làm sáng mắt, ích dạ dày. rễ và lá đốt thanh than chứa xích bạch lỵ, hạt minh mục (làm sáng mắt) chữa đau mắt, thong manh, bổ ngũ tạng, chữa lỵ lâu ngày.

Gần đây nhân dân Trung Quốc dùng chữa có kết quả bệnh đi tiểu đục.

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng cao lỏng mỗi lần 1-3ml, ngày 3 lần, hoặc cồn 1/10 ngày dùng nhiều lần, mỗi lần 15ml.

Đơn thuốc có tế thái

Chữa kinh nguyệt quá nhiều:

Tề thái 15g (khổ), nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!