Cây Dứa Dại (Dứa Dai) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

245
Cây Dứa Dại
Cây Dứa Dại
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Dứa trang 261 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Dứa Gai, Dứa, Dứa Gỗ.

Tên khoa học Pandanus tectorius Sol. (Pan- danus odoratissimus. L.f.).

Thuộc họ Dứa Dại Pandanaceae.

Mô tả cây

Cây nhỏ phân nhánh ở ngọn, cao 3-4m, với rất nhiều rễ phụ thả xuống đất. Lá mọc ở đầu nhánh thành chùm, hình bản dài 1-2m, gần giữa và mép có gai sắc. Bông mo đực thành bông tận cùng và rủ xuống với mo màu trắng, riêng biệt, hoa rất thơm, bông mo cái mọc đơn độc gồm rất nhiều lá noãn. Cụm hoa mang quả thành một khối hình trứng, dài 16-22cm, có cuống, màu vàng cam, với những quả hạch có góc cạnh phẳng và thành bướu ở đỉnh, hạch rất cứng, nhiều cạnh, có những hốc 

Cây Dứa Dại
Cây Dứa Dại

Phân bố, thu hái và chế biến 

Mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm hàng rào và có hoa thơm, nhiều nơi trồng lấy lá dệt chiếu và túi. Người ta dùng đọt non để ăn, phản trắng và mềm của cuống lá đôi khi cũng được dùng để ăn. Đọt non và rễ còn được dùng làm thuốc. Rễ lấy về (Rễ non chưa bám đất tốt hơn) thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần

Thành phần hóa học

Chưa có tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng

Đọt non và rễ được dùng trong nhân dân làm làm thuốc thông tiểu dùng trong những trường hợp đái dắt, đái ra sỏi, sạn. Còn dùng đắp chữa lòi dom. Ngày uống 6 đến 10g rễ, đọt non dùng với liều 15-20g, dùng ngoài không kể liều lượng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!