Thăng Dược – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

223
Thăng Dược
Thăng Dược
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Thăng Dược trang 1049 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là hồng thăng, hồng phấn, hồng thăng đơn, hoàng thăng, hoàng thăng đơn, thăng dược, thăng đơn, tam tiêu đơn.

Tên khoa học Hydrargyum oxydatum crudum.

Thăng dược là thủy ngân oxyt đỏ hay vàng.

Chế biến và tính chất

Thăng dược là một vị thuốc chế từ thủy ngân và một số chất khác theo một phương pháp đặc biệt. Sau đây là một phương pháp tương đối phổ biến.

Nguyên liệu: Thủy ngân 40g, diêm tiêu (kali nitrat) 80g, minh phàn (phèn chua) 80g.

Lượng nguyên liệu này thay đổi tùy theo người; có người dùng ba thứ số lượng bằng nhau, có người lại dùng thủy ngân 520g, diêm tiêu 320g, phèn chua 400g.

Cách chế biến: Có nhiều cách chế. Sau đây … là một phương pháp chế biến:

Căn 40g thủy ngân, 80g diêm tiêu và 80g phèn chua, trộn đều, cho vào một cái bát nông, dậy lên trên đó bằng một bát khác, dùng dây thép buộc chẳng cho chặt. Mép của hai bát được trát bằng xi măng cho kín, cuối cùng dùng xi măng trát kín cả hai bát. Đợi cho xi măng khô rồi cho vào lò than củi đun nhẹ trong vòng 8 tiếng đồng hồ; trong khi đun hễ xi măng nứt ra cần trát lại ngay cho khỏi mất thuốc.

Sau khi để nguội, đập nhẹ để tách bát trên khỏi mặt bát dưới, nạo phấn đỏ phủ trên mặt trong của bát. Lớp phấn đỏ này dày chừng 3mm, có những đám óng ánh tinh thể. Bát dưới chỉ còn một đám trắng xốp của phèn chua phi lốm đốm điểm vàng nhạt của chất sunfat và thủy ngân nitrat.

Phần phấn cao ở trên gọi là hồng phấn hay hồng thăng dùng làm thuốc.

Thăng Dược
Thăng Dược

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu của thăng dược là thủy ngân oxit (HgO) (89%) đỏ hay vàng tùy theo cách chế tạo. Tạp chất rất ít thường là thủy ngân nitrat và thủy ngân oxyt.

Công dụng và liều dùng 

Thăng dược được dùng trong đông y và tây y.

Đông y chủ yếu dùng làm thuốc bôi ngoài dùng chữa những vết loét lâu lành, mụn nhọt, ung thư sang độc.

Dùng ngoài không cần liều lượng. Loại đỏ có tác dụng mạnh hơn màu vàng. Nhưng tính chất cũng gần như nhau. Tây y dùng dưới dạng bột rắc lên vết loét hay thuốc mỡ, chữa toét mắt, đau mắt.

Thuốc có độc dùng phải cẩn thận.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!