Thạch Tín – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

299
Thạch Tín
Thạch Tín
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Thạch Tín trang 1048 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là tín thạch, nhân ngôn, phê thạch. hồng phê, bạch phê.

Tên khoa học Arsennicum.

Thạch tín còn gọi chệch là nhân ngôn vì chữ tín gồm một bên chữ nhân, một bên chữ ngôn. Thường người ta dùng chữ thạch tín để chỉ chất As2O3 thiên nhiên, thường có lẫn tạp chất.

Trên thị trường người ta lại còn phân biệt ra thành.

Hồng tín thạch hay hồng phê – Arsenicum rubrum.

Bạch tín thạch hay bạch phê – Arsenicum album.

Thường thạch phê hiếm hơn hồng phê. Nếu tinh chế hồng phê hay bạch phê bằng cách thăng hoa chúng ta sẽ được phê sương.

Nguồn gốc

Thạch tín có nguồn gốc thiên nhiên hay do chế biến mà thành. Những nguyên liệu thiên nhiên của thạch tín là

  1. Thân hoa (Arsenolite) có thành phần chủ yếu là As2O3, có thể coi là thạch tín thiên nhiên nhưng rất ít.
  2. Độc sa (Arsenopyrite) có thành phần chủ yếu là hợp chất có lần sắt, asen và sunfua AsFeS.
  3. Hùng hoàng (Realgar) có thành phần chủ yếu là asen sunfua.

Từ hai khoáng chất sau phải chế biến mới có được thạch tín.

Thăng hoa thạch tín ta sẽ được phê sương là thạch tín nguyên chất.

Thạch Tín

Thành phần hóa học

Thạch tín thiên nhiên hay thân hoa có các thành phần chủ yếu là As2O3 Lan trong nước, trong kiểm, cacbonat kiềm, axit, cồn etylic, thường lẫn tạp chất bao gồm sắt (Fe), sunfua (S) làm cho thạch tín có màu hồng.

Độc sa có chừng 34,3% Fe; 46% asen; 19,7% sunfua, thường còn lẫn coban, niken, stibi. Một số rất ít độc sa có lẫn vàng.

Hùng hoàng (xem vị này).

Phế sương chỉ gồm có As2O3 nguyên chất

Công dụng và liều dùng

Đông y cho rằng thạch tín có vị cay, chua, tính nồng, rất độc, có tác dụng trừ đờm, chữa sốt rét, ăn hết những chỗ thịt thối nát. Còn có tác dụng bổ máu, chữa thiếu máu, vàng da.

Liều dùng 1mg đến 10mg. Dùng ngoài không kể liều lượng. Thực tế cũng cần chú ý để tránh dùng nhiều quá để khỏi gây ngộ độc.

Đơn thuốc có thạch tín

Chữa hen suyễn lâu ngày:

Hồng phê thạch 2g, đạm dấu sự 20g. Chế thành viên nhỏ bằng hạt vùng. Mỗi lần uống 2 đến 3 viên chữa hen suyễn lâu ngày (kinh nghiệm nhân dân).

Cùng loại đơn này, nhiều khi người ta cho thạch tín vào trong một quả dừa nung chín lên, rồi dùng than dừa chế thành viên cho người hen suyễn uống.

Thuộc có độc, dùng phải cẩn thận.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!