Tắc Kè – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

313
Tắc Kè
Tắc Kè
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tắc Kè trang 951 – 954 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là đại bích hổ, cáp giải, cáp giới.

Tên khoa học Gekko gekko ..

Thuộc họ Tắc kè Gekkonidae, bộ Thần lần (Sauria hay Lacertilia).

Tắc kè-Gekko-là con tắc kè mổ bỏ ruột phơi hay sấy khô.

Mô tả con vật

Con tắc kè giống như con “mối rách” hay “thạch sùng” nhưng to và dài hơn (không nên lầm với con thần lần). Chiều dài của thân chừng 15-17cm, đuôi dài 15-17cm. Đầu bẹp hơi 3 cạnh, mắt có con ngươi thẳng đứng, 4 chân, mỗi

chân có 5 ngón rời nối với nhau thành hình chân vịt, mặt dưới ngón có những màng phiến mỏng màu trắng sờ như có chất dính làm cho con vật có thể bẩm chặt vào tường hay cành cây khi trèo ngược.

Đầu, lưng và đuôi đều có những vảy nhỏ hình hạt tròn hoặc nhiều cạnh, nhiều màu sắc từ xanh lá mạ đến xanh rêu đen có khi xanh nhạt hay đỏ nâu nhạt. Màu sắc này còn thay đổi tùy theo lúc để cho màu sắc con vật giống cảnh vật xung quanh làm cho con vật lẩn tránh dễ dàng khi ở trên cây.

Đuôi tắc kè được coi như một bộ phận quý nhất của con vật. Khi bị gãy hay đứt có thể mọc lại được.

Con tắc kè sống ở những hốc cây hốc đá hoặc những khe hốc các nhà gác cao, tường cao. Nó ăn sâu bọ, dán, châu chấu, bướm, nắc nẻ v.v… Những con vật này phải cử động tắc kè mới trông thấy. Đến mùa rét nó không ăn mà vẫn sống mạnh khỏe.

Tắc kè đẻ trứng. Mỗi lần đẻ 2 trứng. Trung bình sau 90-100 ngày trứng mới nở. Không phải ấp. Mùa đẻ: từ tháng 5 đến tháng 10.

Con đực kêu hai tiếng tắc kè, do đó thành tên. Nó kêu luôn một lúc 10-12 lần liền có khi nhiều hơn. Tiếng kêu càng về cuối càng nhỏ dẫn. Trong sách cổ có nói con đực kêu “tắc” con cái kêu “kẻ” nhưng thực tế một con kêu cả hai tiếng “tắc kè”.

Tắc Kè
Tắc Kè

Phân bố, cách bắt và chế biến tắc kè

Tắc kè sống hoang tại các tỉnh miền thượng du nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hàng năm ta có thể thu mua và xuất tới 250.000 con (riêng miền Bắc).

Miền Nam trung bộ và Nam Bộ cũng có nhiều.

Ngoài nước tắc kè có ở nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện và Đông Bắc Ấn Độ.

Tắc kè thường kêu từ các tháng hè đến hết thu (5-10), vào thời kỳ này người ta tổ chức đi bắt. Vào mùa khác người ta dựa vào phân tắc kẻ mà đi tìm nơi chúng ở. Phân tắc kè gồm một thỏi màu nâu to và một cục trắng nhỏ. Muốn bắt tắc kè người ta tìm nơi hang hốc có tiếng kêu hay nơi nó thường đi lại. Người ta làm một que cứng, dẻo làm bằng tre cật, dài chừng 1m. Đầu que buộc một mớ tóc rối hay mở sợi móc. Khi chọc đầu que này vào hốc, tắc kè ngoạm lấy, tóc,rồi vướng vào răng không mở ra, ta chỉ việc kéo ra mà bắt lấy. Mỗi hang hốc có thể bắt 2-10 con, có khi tới 20-30 con.

Nếu hang hốc nóng, người ta bao tay bằng vải thơ rồi thò tay vào mà bắt.

Đem về mổ bụng bỏ hết ruột, dùng 2 que nửa nhỏ ngắn, một que căng hai chân trước và một que căng hai chân sau. Một que nữa thì xuyên dọc suốt từ đầu đến quá đuôi. Nơi đuôi người ta lấy giấy bản cắt thành dài cuộn chặt vào que để bảo vệ đuôi. Sau đó phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, bỏ mắt, chặt bốn bàn chân, sấy khô tán nhỏ hoặc cắt nhỏ ngâm rượu (Hình 718).

Nghiên cứu thành phần hóa học

Năm 1958, sở bộ, chúng tôi nghiên cứu thấy trong đuôi tắc kè có rất nhiều chất béo (23. 25%). Trong toàn thân tỷ lệ chất béo chỉ có 13- 15%. Chất béo có 3,88% chất không xả phòng hóa.

Trong chất béo có một loại tinh thể đặc biệt. Tuy nhiên, hoạt chất chưa rõ (Đỗ Tất Lợi, 1998).

Nam 1962 (Farmacia 5-1963, Rumania), G. Hermann, L. Ciulei, M. Marin, Đỗ Tất Lợi. Elena Hadarag. Emilia Dumitriu và P. Balaci đã nghiên cứu thấy trong toàn thân tác kẻ có các axit amin theo thứ tự từ nhiều đến ít như sau: axit glutamic, alanin, glyxin, axit axpartic, acginin, lysin, serin, leuxin, isoleuxin, phenylalanin, valin, prolin, histidin, treonin và xystein.

Tác dụng dược lý

Theo tài liệu cổ tắc kè có tác dụng làm cho đỡ mệt nhọc, vì vậy muốn thử xem có phải đúng tác kẻ hay không, người ta thử như sau: Nướng tắc kè cho vàng, giã nhỏ, ngậm một ít, chạy một quãng đường, không thấy thở mới là thực Theo Lý Tuân do Lý Thời Trần thuật lại trong Bản thảo cương mục.

Ngoài ra trong các tài liệu cổ còn ghi tắc kè có tác dụng chữa hen, lao phổi và cường dương.

Năm 1962 các tác giả trên (xem phần nghiên cứu hóa học) đã thí nghiệm dược lý và đã đi tới một số kết luận sau đây:

  1. Thuốc chế từ tắc kè (rượu sau khi đã bốc hơi để loại rượu) có tác dụng chống vi trùng Gram âm và Gram dương, nhưng vòng vô khuẩn nhỏ. 2. Thuốc tắc kẻ không gây hiện tượng dị ứng, dùng chế dưới dạng thuốc tiêm, không gây phản ứng tại chỗ hay toàn thân.
  2. Thuốc tắc kè có tính chất kích thích sự nở Jón.
  3. Nghiên cứu tác dụng thuốc tác kẻ trên máu, các tác giả thấy thuốc tắc kè làm tăng lượng hồng huyết cầu, tăng huyết sắc tố và không ảnh hưởng tới hệ thống bạch cầu.
  4. Đối với ruột cô lập của thỏ, thuốc tắc kè có tác dụng kích thích, làm tăng trương lực (tonus) tăng biên độ; tác dụng này rất rõ và kéo dài.
  5. Trên tìm ếch tại chỗ, tắc kè có tác dụng làm tim chậm lại. Với tài liệu dùng trong thí nghiệm, thuốc tắc kẻ đã gây hiện tượng chỉ cần sức âm (inotropisme négatif) chính diệu âm (chronotropisme négatif) và cơ dẫn âm (dromotropisme négatif).
  6. Tiêm thuốc tắc kè vào mạch máu chó đã gây mê, huyết áp hạ thấp trong 1-2 phút, sau đó từ từ trở lại bình thường.
  7. Tiêm mạch máu cho chó đã gây mê, với liều 3-5ml, thấy có hiện tượng giảm tiết niệu nhất thời.

Công dụng và liều dùng

Tắc kè là một vị thuốc nhân dân, dùng làm thuốc bổ và chữa họ.

  1. Thuốc bổ: Tác dụng ngang như nhân sâm, thịt để dùng cho những người giao cấu không được bên bỉ. Thường người ta dùng một đôi con đực và con cái. Nhưng thực tế rất khó phân biệt con đực và con cái, cho nên cứ dùng 2 con một.
  2. Chùa các chứng ho có đờm hay không có đờm lâu ngày không khỏi, khạc ra mủ máu, họ luôn không dứt, hơi nghẹn lên cổ.

Bản thân tác giả thường dùng khi trí não mệt nhọc, thấy chóng tỉnh táo khoan khoái.

Hình thức dùng có thể sấy khô tán bột uống riêng hoặc trộn với các vị thuốc khác. Cũng có thể ngâm rượu mà uống. Ngày uống 3 đến 4 dưới dạng thuốc bột hay ngâm rượu.

Theo tài liệu cổ tắc kè có vị mặn, tính ôn, vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng bổ phế thận, ích tỉnh, trợ dương, chữa hen suyễn. Dùng chữa hư lao, ho có mủ, ho ra máu, hen suyễn, tiêu khát. Người có đàm ẩm hen suyễn không dùng được.

Những đơn thuốc kinh nghiệm có tắc kè

  1. Rượu tắc kè, chữa suy nhược thần kinh, đau ngang thắt lưng:

Tắc kè mổ bỏ ruột, sấy khô, cắt bỏ đầu, chân, ngâm với rượu; mỗi một lít rượu 35-40 ngăm 2 đến 5 con. Ngâm trong một tuần lễ trở lên. Lọc lấy rượu trong mà uống. Ngày uống (15-30ml) chừng nửa các con. Uống nguyên hoặc pha với mật ong cho ngọt. Có thể thêm ít trần bì hay vỏ cam vào cho thơm. Uống vào buổi tối hay sáng som.

Dùng cho những người hay mệt nhọc, đau xương đau người, đau ngang thắt lưng

  1. Đơn thuốc chữa ho, nặng mặt, nàng cả chân tay.

Tắc kè một đôi, bỏ đầu, chân, lấy rượu bội khắp lượt rồi nướng chín, nhân sâm 20g (hoặc có thể dùng đảng sâm 40g). Cả hai vị sảy khô tán nhỏ. Cất trong lọ kín ăn dân. Ngày ăn 4g bột này.

  1. Đơn thuốc chữa bệnh ho lao, già mà họ nhiều đờm, tim yếu:

Tác kẻ một đội bỏ đầu, chân, sấy khô tán nhỏ. Đẳng sâm 20g, quy bản nướng tán bột 20g, bắc Sa nhân 20g tán bột. Tất cả trộn đều. Thêm vị táo đỏ và giã nát làm thành viên, mỗi viên nặng 1g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 đến 2 viên, nhai và dùng nước mà chiêu thuốc.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!