Sử Quân Tử (Cây Quả Giun) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

233
Sử Quân Tử
Sử Quân Tử
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Sử Quân Tử trang 156-158, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là cây quả giun, quả nấc, sứ quân tử.

Tên khoa học Quisqualis indica L.

Thuộc họ Bàng Combretaceae.

Ta dùng quả chín (Fructus Quisqualis) hay nhân chín (Semen Quisqualis) phơi hay sấy khô của cây sử quân tử.

Tên đúng là sử quân tử (hạt của ông sứ quân) vì trước đây có một vị sứ quân, (người đứng đầu một vùng ngày xưa) chuyên dùng hạt này chữa bệnh cho trẻ em. Về sau đọc chệch thành sử quân.

Mô tả cây

Sử quân tử là một loại dây leo hay nói cho đúng loại cây mọc tựa vào cây khác, hoặc hàng rào. Lá mọc đối, đơn, nguyên, hình trứng đầu nhọn, phía cuống hơi tròn hình tim, dài 7-9cm, rộng 4-5cm, cuống ngắn. Hoa hình ống, lúc đầu màu trắng, sau chuyển hồng và đỏ, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, dài 4-10cm. Quả khô, hình trứng nhọn, dài 35mm, dày 20mm, có 5 cạnh dọc hình 3 cạnh, có chứa một hạt dài phía dưới hơi rộng, phía đầu hơi mỏng, có 5 đường sống chạy dọc

Sử Quân Tử
Mô tả cây Sử Quân Tử

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây sử quân mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta. Tại các tỉnh, nhất là thành phố, một số gia đình trồng làm cảnh vì cây xanh tốt quanh năm, hoa đỏ đẹp. Nhưng người ta nhận thấy cây trồng ở thành phố thường không có hay ít có quả. Cũng chưa có ai đi sâu nghiên cứu nguyên nhân. Hoa nở từ tháng 4-7, tháng 8 quả chín, hái về phơi hay sấy khô là được. Thường quả nguyên dễ bảo quản hơn. Khi dùng người ta đập lấy nhân, có khi ngay từ nơi thu hái người ta đập lấy nhân phơi khô.
Một số nơi người ta hái hoa hoặc đào rễ về làm thuốc. Trồng cây sử quân tử không yêu cầu diện tích rộng lớn, chỉ cần có chỗ dựa là phát triển được. Sau 2-3 năm, thu hoạch. Một khóm sử quân tử hằng năm cho từ 5-15kg quả trị giá 5-20kg gạo.

Trồng bằng hạt: Chọn các quả đẩy và chắc, gieo vào mùa xuân (tháng 2-3) hoặc mùa thu, sau khi thu hoạch quả. Trước khi gieo, ngâm qua vào nước nóng 45° trong một ngày. Mỗi hốc gieo hai ba quả. Sau 35-40 ngày quả nảy mầm. Cây con cao độ 15-20cm, đem đánh trồng vào nơi cố định.

Trồng một lần sẽ thu hoạch mãi. Càng những năm sau, thu hoạch càng lớn.

Có thể trồng bằng cành: Chọn những cành to khỏe, cắt thành từng khúc dài 25-30cm. Cám nghiêng, đầu ngọn nhỏ khỏi mặt đất độ 3-5cm. Sau độ 10 ngày mầm đã mọc dài. Nên trồng vào mùa xuân.

Trồng bằng cành, sau 2 năm đã thu hoạch được.

Thành phần hóa học

Trong nhân sử quân tử có chứa từ 21-22% chất dầu béo màu xanh lục nhạt, sền sệt, mùi nhựa, vị nhạt không có tác dụng tẩy giun.

Ngoài ra còn chất gồm, các chất hữu cơ, chất đường 19-20% axit hữu cơ (axit xitric), kali sunfat. Hoạt chất hiện nay chưa xác định.

Năm 1952, Trần Tử Nghĩa và Lý Chính Hoa (1952. Trung hoa y học tạp chí, 38. 4. 319- 321) đã báo cáo chiết từ nhân sử quân tử muối kali của axit quisqualic C10H16O10N6K3 có tác dụng diệt giun. Axit quisqualic có phản ứng axit mạnh, nhưng muối natri của axit quisqualic (dùng cacbonat axit để trung hòa) thì không có tác dụng mạnh trên giun.

Năm 1958, Hoàng Trung Nghi (Giang tây Trung y dược, 2: 52-56) đã báo cáo dựa trên độ kiểm của trò sử quân tử để định lượng tác dụng mạnh yếu trừ giun của sử quân tử, đã đi tới kết luận là dung môi tốt nhất để chiết hoạt chất của sử quân tử là nước, cồn 45° kém hơn, còn 95% hầu như không chiết được chút nào.

Tác dụng dược lý

Sử quân tử đã được nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa
quyết.

Tác dụng diệt giun: Năm 1935, Perrier thí nghiệm nước sắc sử quân tử ở Việt Nam trên giun đất nặng 20 centigam nhận thấy so với đối chứng, giun bị tác dụng của nước sắc sử quân tử, dẫy dụa, sau tê liệt bộ phận, da bong ra, màu
nhợt nhạt, mẻ rõ rệt.

Năm 1947 Chu Đình Xung và Trương Xương Thiệu (Khoa học 20, I: 143, Trung văn) đã thí nghiệm so sánh dung dịch của nước sử quân tử 10% và dung dịch 0,5% kaliclorua trên giun đất đều thấy tác dụng như nhau cho nên các tác giả này đã kết luận hoạt chất của sử quân tử là muối cali chứa trong sử quân tử.

Năm 1948, Ngô Văn Thùy và cộng sự (Trung Hoa y học tạp chỉ 34: 437-441) báo cáo đã nghiên cứu so sánh tác dụng diệt giun của nhiều vị thuốc đông y (quán chúng, lôi hoàn, ổ dược, xuyên luyện tử, bách bộ, hắc sửu, bạch sửu v.v…) đã kết luận sử quân tử có tác dụng diệt giun mạnh.

Năm 1950, Hồ Mộng Gia (Trung Hoa y học tạp chí 36:619 -622) báo cáo đã dùng cồn 95°, cồn 50° để chiết sử quân tử, bã sau khi chiết bằng cồn 90° được chiết bằng nước rồi thí nghiệm tác dụng trên giun đất thấy dịch chiết bằng cồn 95° không có tác dụng, dịch chiết bằng cồn 50° và nước hơi có tác dụng; ức chế và gây mê

Tác giả còn dùng nhiều dung môi khác nhau để chiết, thì thấy hoạt chất tan trong nước, trong cồn mêtylic, nhưng không tan trong ête dầu hỏa, clorofoc, cồn 95%. Sau khi cho lên men để loại bỏ phần đường trong sử quán từ vẫn thấy còn công hiệu.

Năm 1958, căn cứ vào kinh nghiệm nhân dân nói sử quân tử cắt bỏ đầu và cắt hết màng vỏ lụa đi thì không gây nấc, chúng tôi và một số anh em trong bộ môn dược liệu Trường đại học y dược khoa Hà Nội đã tiến hành cắt bỏ đầu và bóc màng đi rồi cho ăn sống hoặc sắc uống, đều vẫn thấy có trường hợp gây nấc, khi mới uống không thấy nấc. Thường sau khi ăn cơm (nếu không uống vào sáng, đến trưa sau khi ăn cơm) thì thấy bắt đầu nấc; uống quá nhiều thì thấy mệt, ngoài ra không thấy hiện tượng nguy hiểm
nào khác.

Năm 1960, chúng tôi đã dùng cả lá, hoa, vỏ quả, nhân quả giun sắc với nước rồi thí nghiệm trên giun đất đều thấy có tác dụng làm cho giun tê liệt. Trên cơ sở thí nghiệm này, chúng tôi đã dùng nước sắc toàn quả giun không bóc vỏ để chữa giun vẫn có kết quả. Giảm được bóc vỏ là một công việc phức tạp, tuy nhiên có trường hợp bị nác (Đỗ Tất Lợi).

Theo Trung Hoa y học tạp chí 1952 thì hoạt chất trong sử quân tử là axit quisqualic; muối kali của axit quisqualic trên lâm sàng có tác dụng tương tự santonin.

Độc tính: Năm 1924, một nhà nghiên cứu Nhật Bản (Trường kỳ y học hội tạp chí, 2: 471- 485) đã dùng dung dịch nước sắc sử quân tử tiêm dưới da chuột bạch; sau vài phút xuất hiện hiện tượng mỏi mệt, hô hấp chậm lại, không đều, sau 1,2 giờ, toàn thân co quắp, hồ hấp đình lại mà chết, tuy nhiên tim còn hơi co bóp. Liều tối thiểu gây chết là 0,02g/kg thể trọng.

Tiêm mạch máu, huyết áp hạ xuống.

Uống vào nhiều, dạ dày và ruột sẽ sưng, đi tả và nấc.

Năm 1926, K. M. Wu (Chemical analysis and animal experimentation of Quisqualis indica Mat. Med J. China 12 (2): 161-170) đã báo cáo độc tính của sử quân từ không cao. Với liều 26,6g/kg cho chó uống thì ngoài hiện tượng nôn và nấc. không thấy triệu chứng ngộ độc nào khác. Và sau 10 giờ, trạng thái hoàn toàn trở lại bình thường. Cho chó uống dầu sử quân tử với liều 0,75g/kg thì không thấy nôn mửa, nấc và hơi có tác dụng tẩy.
Năm 1956, Ngô Vân Thùy (Luận văn trích yếu của Hội khoa học sinh lý Trung Quốc: 27- 28) báo cáo cho chuột nhất và thỏ uống với liều 50-100mg/10g đều thấy chịu thuốc, không thấy hiện tượng ngộ độc.

Thí nghiệm trên lâm sàng năm 1955, Vương Vĩnh Tường và Trương Lập (Trung Hoa y học tạp chí 5: 456-459) đã báo cáo dùng sử quân tử để chữa bệnh cho 116 học sinh và giáo viên kết quả đạt 68,9%. Các tác giả dùng liều 10g đối với trẻ em dưới 12 tuổi, 20g đối với trẻ em trên 13 tuổi, uống một lần vào buổi sáng. Sau khi uống sử quân tử 3 giờ, uống một liều thuốc tẩy (sunfat natri hay sunfat magiê 15g). Một số thấy hiện tượng nấc, buồn nôn, nhức đầu, táo bón. Những hiện tượng này chồng hết.

Năm 1957 Đoạn Ngọc Thanh, Lý Chính Hoa (Dược học học báo 5 (2): 87-91) báo cáo dùng sử quân tử và muối kali của axit quisqualic điều trị được 240 người: 19 người uống muối kali của axit quisqualic với liều 0,025, 0,075, 0,10 và 0,125g, không uống thuốc tẩy: 69 người uống sử quân tử với liều 10 nhân đối với trẻ trên 13 tuổi, cũng không uống thuốc tẩy.

Năm 1957 Đoạn Ngọc Thanh, Lý Chính Hoa (Dược học học báo 5 (2): 87-91) báo cáo dùng sử quân tử và muối kali của axit quisqualic điều trị được 240 người: 19 người uống muối kali. của axit quisqualic với liều 0,025, 0,075, 0,10 và 0,125g, không uống thuốc tẩy: 69 người uống sử quân tử với liều 10 nhân đối với trẻ trên 13 tuổi, cũng không uống thuốc tẩy.

Đã chứng minh muối kali của axit quisqualic với liều 0,125g có tác dụng ra giun với tỷ lệ cao, đạt 82%. Tuy nhiên vẫn thấy hiện tượng phụ là gây nấc.

Công dụng và liều dùng

Sử quân tử là một vị thuốc được dùng từ lâu đời. Sách địa chí (cổ) chép: Quách sứ quân ở Phiên Châu chữa trẻ em phần nhiều chỉ dùng một vị này, từ đó về sau các nhà làm thuốc mới gọi là sử quân tử.

Tính chất của nó theo các sách cổ như sau: Vị ngọt, tính ôn, không có độc vào hai kinh tỷ và vị chữa 5 chứng cam của trẻ em tiểu tiện đục, sát trùng và chữa khỏi chứng tả lỵ, còn làm khỏe tỳ vị chữa hết thảy các bệnh lở, ngứa của trẻ em (Lý Thời Trân-Bản thảo cương mục),

Trên thực tế, sử quân tử thường được dùng chữa giun đũa với liều 3-5 nhân cho trẻ em, 10 nhân cho người lớn, tối đa 20g. 3 giờ sau khi uống hết, nên uống một liều thuốc tẩy, có thể dùng riêng hay phối hợp với những vị thuốc giun khác như binh lang (hạt cau) và thuốc tẩy (đại hoàng).

Còn dùng được dưới dạng thuốc sắc ngậm chữa đau nhức răng, ngày ngậm nhiều lần không kể liều lượng.

Đơn thuốc có sử quân tử

Thuốc cam giun giúp sự tiêu hóa (Kinh nghiệm Đỗ Tất Lợi): Nhân sử quân tử sao cho vàng thơm và giòn, tán nhỏ 2 phần, thóc ngâm cho nảy mầm sao vàng nửa phần. Tất cả tán nhỏ, trộn đều. Sấy khô. Có thể thêm đường vào đóng thành bánh. Dùng cho trẻ em bị giun, gầy còm, kém ăn, ăn không tiêu, da vàng, miệng hay chảy nước giải. Ngày uống 1 đến 2 thìa cà phê bột này, hòa vào nước cháo hay mật ong. Trẻ em thích ăn bột này vì thơm ngon. Ăn nhiều quá mới có hiện tượng nấc, nhưng chóng hết.

Chữa đau nhức răng (Kinh nghiệm cổ, Đỗ Tất Lợi đã xác minh lại): Sử quân tử (cả quả) đập nát 10 quả, thêm nước vào (1 bát) đun sôi và giữ sôi 15 phút. Ngậm trong ngày. Sau khi ngậm có thể nuốt nước này. Nhiều khi vừa khỏi đau răng, vừa ra giun.
Chữa trẻ em hư thũng, mặt chân sưng phù (Giản tiện phương-tài liệu cổ): Sử quân tử 40g đập bỏ vỏ quả,lấy nhận tẩm với mật nướng hay sao cho khô, tán bột mỗi ngày uống 4g hòa với nước cơm hay nước cháo.

Thuốc cam Thác nghề: Sử quân tử 3 phần, bạch chỉ 5 phần, hoàng cấm 2 phần. sử quán từ sao vàng, bạch chỉ và hoàng cầm không sao. Tất cả tán nhỏ. Ngày uống 1-5 thìa cà phê chia 3 lần uống (Thanh Hóa).

 

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!