Thông tư 26/2011/TT-BYT danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi, đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc

1642
sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
5/5 - (2 bình chọn)

Thông tư 26/2011/TT-BYT danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi, đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc

BỘ Y TẾ
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số: 26/2011/TT-BYT Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2011

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC BỆNH TRUYỀN NHIỄM, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG PHẢI SỬ DỤNG VẮC XIN, SINH PHẨM Y TẾ BẮT BUỘC.

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc như sau:

Điều 1. Danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch

  1. Danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế phải sử dụng bắt buộc:
TT Tên bệnh truyền nhiễm Vắc xin, sinh phẩm y tế sử dụng
1 Bệnh bạch hầu Vắc xin bạch hầu đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu

Huyết thanh kháng bạch hầu (SAD)

2 Bệnh bại liệt Vắc xin bại liệt đa giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần bại liệt
3 Bệnh cúm Vắc xin cúm (vắc xin cúm mùa, cúm đại dịch)

Huyết thanh kháng cúm (Gammaglobulin đa giá), Interferon

4 Bệnh dại Vắc xin dại, huyết thanh kháng dại (SAR)
5 Bệnh ho gà Vắc xin ho gà đơn giá, hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà

Huyết thanh kháng ho gà (Gammaglobulin)

6 Bệnh lao Vắc xin phòng lao (BCG)
7 Bệnh quai bị Vắc xin phòng quai bị đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần quai bị
8 Bệnh Rubella Vắc xin Rubella đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Rubella
9 Bệnh sởi Vắc xin sởi đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi

Huyết thanh kháng sởi (Gammaglobulin đa giá )

10 Bệnh sốt vàng Vắc xin sốt vàng
11 Bệnh tả Vắc xin tả
12 Bệnh thương hàn Vắc xin thương hàn
13 Bệnh thủy đậu Vắc xin thủy đậu
14 Bệnh tiêu chảy do Rotavirus Vắc xin Rotavirus
15 Bệnh uốn ván Vắc xin uốn ván đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván

Huyết thanh kháng uốn ván (SAT)

16 Bệnh viêm gan vi rút A Vắc xin viêm gan A đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan A
17 Bệnh viêm gan vi rút B Vắc xin viêm gan B đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B,

Huyết thanh kháng viêm gan B (HEPABIG), Interferon

18 Bệnh viêm màng não do não mô cầu Vắc xin viêm não mô cầu
19 Bệnh viêm màng não, viêm phổi do phế cầu Vắc xin phế cầu
20 Bệnh Viêm não Nhật Bản Vắc xin viêm não Nhật Bản
21 Bệnh Viêm phổi, viêm màng não do Hemophilus influenza typ B Vắc xin H.influenza typ B đơn giá (Hib) hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Hib
  1. Phạm vi và đối tượng sử dụng:
  2. a) Việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong danh mục nêu trên theo Quyết định công bố dịch của cơ quan có thẩm quyền. Riêng đối với bệnh sốt vàng, đối tượng sử dụng vắc xin là những người đến từ nơi có dịch sốt vàng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
  3. b) Đối với những người đã tiêm vắc xin, sinh phẩm y tế đang trong thời hạn có miễn dịch thì không bắt buộc phải tiêm chủng. Thời gian tiêm chủng căn cứ vào giấy chứng nhận tiêm chủng do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

Điều 2. Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng, lịch sử dụng vắc xin bắt buộc trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng

TT Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tại Việt Nam Vắc xin, đối tượng lịch tiêm chủng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng
Vắc xin sử dụng Đối tượng sử dụng Lịch tiêm/uống
1 Bệnh lao Vắc xin phòng lao (BCG) Trẻ em dưới 1 tuổi 1 lần cho trẻ trong vòng 01 tháng sau khi sinh
2 Bệnh bại liệt Vắc xin bại liệt uống Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi

Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi

Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ <5 tuổi 2 lần, cách nhau một tháng (uống trong chiến dịch bổ sung)
3 Bệnh bạch hầu Vắc xin bạch hầu- ho gà- uốn ván Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi

Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi

Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ em 18 tháng tuổi Nhắc lại
4 Bệnh ho gà Vắc xin bạch hầu- ho gà- uốn ván Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi

Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi

Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ em 18 tháng tuổi Nhắc lại
5 Bệnh uốn ván Vắc xin bạch hầu- ho gà- uốn ván Trẻ em dưới 1 tuổi Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi

Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi

Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ em 18 tháng tuổi Nhắc lại
Vắc xin uốn ván Phụ nữ có thai và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) Lần1: tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc trong tuổi sinh đẻ tại vùng nguy cơ cao

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau mũi 1

Lần 3: ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau

Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau

Lần 5: ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau.

6 Bệnh sởi Vắc xin sởi Trẻ em từ 9-18 tháng tuổi Lần 1: khi trẻ 9 tháng tuổi.

Lần 2: khi trẻ 18 tháng tuổi

Trẻ 1- 5 tuổi 01 lần (tiêm trong chiến dịch bổ sung)
7 Bệnh viêm gan vi rút B Vắc xin viêm gan B Trẻ em <1 tuổi Lần 1: trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

Lần 2: khi trẻ 2 tháng tuổi

Lần 3: khi trẻ 3 tháng tuổi

Lần 4: khi trẻ 4 tháng tuổi

8 Bệnh do Hemophilus influenza typ B Vắc xin Hib Trẻ em < 1 tuổi Lần 1: khi trẻ 2 tháng tuổi

Lần 2: khi trẻ 3 tháng tuổi

Lần 3: khi trẻ 4 tháng tuổi

9 Bệnh Viêm não Nhật Bản Vắc xin viêm não Nhật Bản Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi tại vùng lưu hành Lần 1: khi trẻ 1 tuổi

Lần 2: sau mũi 1 từ 1-2 tuần.

Lần 3: 1 năm sau mũi 2.

10 Bệnh tả Vắc xin tả Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại vùng có dịch/vùng lưu hành nặng Lần 1: cho trẻ 2 tuổi-5 tuổi

Lần 2: cách lần 1 từ 1-2 tuần

11 Bệnh thương hàn Vắc xin thương hàn Trẻ em từ 2 đến 10 tuổi tại vùng có dịch/vùng lưu hành nặng 1 lần cho trẻ 2 tuổi – 10 tuổi

Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2011.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để xem xét, giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT);
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
– Các Vụ, Cục, Tổng Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ;
– Sở Y tế, trung tâm YTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ;
– Y tế các ngành;
– Cổng thông tin điện tử BYT;
– Lưu: VT, DP, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn

VĂN BẢN GỐC: 26_2011_TT_BYT_VNRAS

VĂN BẢN DẠNG WORD: 26_2011_TT_BYT_VNRAS

Ngày viết:
Vietnam Regulatory Affairs Society. Join us, VNRAS, feel free to contact. We'll provide you all information and regulatory affairs update related to products covered by the Ministry of Health of Vietnam (drug, vaccine, biological, pharmaceutical raw material, excipient, capsule, traditional medicine, herbal medicine, medical equipment, invitro diagnostic medical devices, cosmetic, food supplements, chemical and preparation for medical and household use).
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!