Sâm Bố Chính – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

295
Sâm Bố Chính
Sâm Bố Chính
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Sâm Bố Chính trang 813 – 815 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là sám thổ hào, sâm báo, nhân sâm Phú yên

Tên khoa học Hibiscus sagittifolius Kurz (Abelmoschus sagittifolius L. Merr., Hibiscus abelmoschus L.)

Thuộc họ Bông Malvaceae.

Sâm bố chính (Radix Hibisci sagittifolii) là rễ phơi khô hoặc chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây sâm bố chính.

Tên bố chính vì một y gia Việt Nam sử dụng cây này lần đầu tiên ở huyện Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình.

Lúc đầu sâm bố chính chỉ dùng để chỉ rễ một cây cùng loại nhưng nhỏ, có rễ nhỏ, còn loại ta đang dùng thường gọi là sâm thổ hào nhưng nay đã quen gọi là sâm bố chính.

Tên sâm thổ hào vì mọc ở Thổ Hào (Nghệ An).

Sâm báo vì mọc ở núi Báo Thanh Hoá

Mô tả cây

Sâm bố chính là một loại cây thuộc thảo sống dai, mọc đúng một cách yếu ớt, có khi dựa vào các cây xung quanh, cao chừng 1m hay hơn. Rễ mẫm màu trắng nhạt hay vàng nhạt, có đường kính 1,5-2cm, nhiều rễ có hình người trông rất giống nhân sâm, có lẽ vì thế người xưa bắt đầu dùng nhầm rồi thấy tốt mà dùng mãi và lưu truyền về sau chúng. Lá ở phía gốc cây hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp, có khi phiến lá chia thuỳ với thùy giữa dài hơn, có khi phiến lá chia thùy trong như mũi tên. Lá dài 6-7cm, rộng 30mm. Mặt lá có lòng đơn hay hình sao, là kéo hình sợi chỉ dài 7mm có ít lông dài. Hoa màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá. đường kính tới 8cm.

Cuống hoa dài 5-8cm, có lông cứng, hơi phỏng đầu. Tiểu đài cấu tạo bởi 7-10 bộ phận, dài 12-14mm, có lông tua tủa, đài hoa hình túi, ở ngọn có vài rằng nhỏ, đài rách ra và rụng sớm, 5 cảnh hoa dài 5-6cm, rộng 3-4cm ở ngọn. Nhiều nhị hàn liền với nhau thành một cột. Bao phấn phủ cột đỏ đến tận gốc. Bầu có lông, 5 vòi, có tuyến. Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần tiểu đài, ngoài mặt có lông, khi chín, quả nứt thành 5 mảnh vỏ, mặt trong và mặt ngoài đều có lông. Hạt hình thận, màu nâu, ngoài mặt có những đường vân rất sít nhau thành những gọn hay ụ màu vàng.

Sâm Bố Chính
Sâm Bố Chính

Phân bố, thu hái và chế biến

Sâm bố chính mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở Việt Nam. Miền Bắc có nhiều nhất ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn (Nghệ An, Hà Tĩnh). Một vài địa phương thuộc Quảng Bình, Hoà Bình và Tây Bắc.

Tại nhiều nơi khai thác cả cây vòng vang (Hibis cus abelmoschus L.). Hai cây hơi giống nhau nhưng có điều khác là cây vòng vang lớn hơn, lồng đài hơn, hoa vòng vàng sắc vàng, hoa bố chính sắc đỏ.

Có người lại nổi sâm báo ở Thanh Hoa là tên khác của sâm bố chính, thực tế cây sâm báo (mọc nhiều ở núi Báo Thanh Hoá) cùng họ Bồng, cây giống cây sâm bố chính nhưng hoa nhỏ hơn, sắc vàng. Có lẽ nó thuộc loài Hibiscus sagittifolius var. septentrionalis Gagnep.

Rễ sâm bố chính đào vào các thánh 11-12 và tháng 1-2. Hiệu suất trung bình 6 tấn /1ha.

Đào rễ về, có nhiều cách chế biến khác nhau: 1. Có nơi đào rễ về, cát bỏ thân ở trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm, vớt ra để khô nước đổ cho chín rồi phơi nắng hoặc sấy cho thật kho.

  1. Có nơi đào rễ về cắt bỏ thân cạo sạch vỏ ngoài, ngày phơi đêm say cho thật khô.
  2. Cũng có nơi đầu rễ về, cắt bỏ thân và rễ con, rửa sạch ngâm vào nước phèn chua hai ngày hai đêm (cứ 10kg rễ dùng 300g phèn chua tán nhỏ, hòa tan vào nước lã). Rửa sạch phơi nắng hay sấy khô.
  3. Có người cái kỳ lại ngăm thêm nước gừng. gấc và đường cho thêm màu đỏ, vị cay và vị ngọt nhưng không cần thiết. 

Thành phần hoá học

Trong sâm bố chính chúng tôi đã nghiên cứu thấy có rất nhiều tinh bột và tới 35-40% chất nhầy (Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chuyên, Trương Vinh. Tài liệu học tập được, tập 1-1961).

Tác dụng dược lý

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

Sâm bố chính phối hợp với các vị thuốc khác để chữa các chứng ho, sốt nóng, trong người khô, táo, khát nước, gầy còm.

Một số các ông lang cho rằng sâm bố chính là một vị thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa sốt, bệnh phổi và bạch đới.

Liều lượng chưa xác định, thường dùng với liều 6-12g hay hơn.

Chú thích:

Tuy mang tên sâm và vị thuốc có hình dạng giống người như nhân sâm, nhưng không nên nhóm với nhân sâm.

Qua thành phần hoá học và công dụng sâm bố chính trong nhân dân, chúng tôi thấy có nhiều điểm giống vị thuốc Radix Athaeae-là rễ cây Althaea officinilis L. thuộc cùng họ Bông Malvaceae. Cây này chưa thấy ở nước ta, nhưng được nhiều nước trên thế giới công nhận là vị thuốc chính thức ghi trong các dược điển.

Thành phần hoá học của cây này cũng gồm có 35% chất nhầy, nhiều tinh bột, asparagine, đường sacaroza. Người ta cho hoạt chất là chất nhảy

Cây này được nhân dân châu Âu dùng từ thế kỷ thứ IV. Hiện nay vẫn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản, làm thuốc súc miệng chữa viêm cổ họng, viêm đường tiểu tiện, đi ỉa lỏng và dùng ngoài đắp mụn nhọt.

Tác dụng của rễ Althaea là do chất pectin và chất nháy. Theo Gapcov các chất này ở dạng keo làm giảm sự viêm tấy và sự kích thích ở các niêm mạc nhất là trong ống tiêu hoá, đồng thời làm chậm sự hấp thụ các vị thuốc khác cùng uống, kéo dài thời gian tác dụng của vị thuốc đó tại chỗ.

Việc thu hái và chế biến vị thuốc đó cũng có thể giúp ta áp dụng vào việc chế sâm bố chính.

Đào rể cẩn thận để khỏi thương tổn rễ. Sau đó cắt bỏ thân và đầu rễ. Có khi cắt bỏ cả rễ chính nếu xơ quá

Sấy hay phơi ngoài trời cho se, dùng dao cao bồ vỏ mỏng. Củ to và dày phải bỏ dọc cho chồng khô, sau đó đem phơi hoặc sấy.

Tất cả công việc trên phải tiến hành hết sức mau, nhất là thời gian chế biến không nên kéo dài để tránh các đốm đen do mốc, làm giảm giá trị của thuốc.

Khi sây không nên để nhiệt độ cao quá 40C.

Do việc cạo vỏ ngoài tốn nhiều công phu quá cho nên năm 1940, Viên nghiên cứu cây thuốc VILAR Liên Xô cũ có nghiên cứu so sánh và đi tới kết luận là không cần thiết cạo vỏ mỏng.

Rễ Althaea được dùng dưới dạng cao khổ, cao lòng, xirô (2 phần cao Althaea khô và 98 phần xin).

Vài đơn thuốc có rễ Althaea có thể áp dụng đổi với sâm bố chính

Đơn 1: Thuốc pha rễ Althaea 6g trong 180g nước, siro cam thảo 2008.

Người lớn cách 2 giờ uống 1 thìa to

Đen 2: Thuốc pha rễ Althaea 2g trong 100ml, siro Althaea 30g.

Trẻ con 2 tuổi ngày dùng 4-5 lần, mỗi lần 1 thừa nhỏ.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!