Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Rau Ngổ trang 293-294 tải bản PDF tại đây.
Còn gọi là Rau Ngổ Thơm, Rau Ngổ Trâu, Cúc Nước, Phak Hom Pom (Lào),
Tên khoa học Enydra fluctuans Lour. (Hingtsha repens Roxb. Tetractis paludosa Blume).
Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
Mô tả cây
Cây sống nổi hay ngập nước, dài hàng mét, thần hình trụ nhẫn, phân cành nhiều, có mắt. Lá mọc đối, không cuống, phía dưới ôm vào thân, mép có răng cưa, dài 5cm, rộng 6-10mm. Cụm hoa hình đầu không cuống màu trắng, lục nhạt, 4 lá bắc hình trái xoan. Những hoa ở ngoài hình thìa lìa, có tràng chia 3 thùy, những họa trong lưỡng tính, hình ống có tràng hoa xẻ 5 răng. Nhị 5, bao phấn có tai nhọn, ngắn. Bầu hình trụ cong. Quả bể, không có mào lông
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc phổ biến trong các ao hồ khắp các tỉnh ở nước ta. Còn thấy ở Ấn Độ, Inđônêxya, Thái Lan, Trung Quốc. Thường hái lá non, dùng tươi hay phơi khô làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong Rau ngổ có 93% nước; 2,1% protit; 1,2% gluxit; 2,1 xenluloza; 0,8% tro. Ngoài ra còn 0,72mg% caroten; 0,29mg% vitamin B; 2,11mg% vitamin C, một ít tinh dầu mùi thơm.
Năm 1968, Krishnaswamy N. R. và cộng sự đã chiết từ cao ete dầu hỏa cây rau ngổ một hoạt chất gọi là enhydrin C,H,O. Hợp chất này có một nhóm metoxyl và chắc chắn có cấu trúc tương tự như là lacton sesquiterpene khác trong họ Cúc.
Công dụng và liều dùng
Nhân dân ta thường hái lá non rau ngổ ăn sống làm gia vị.
Làm thuốc, người ta dùng rau ngổ chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đẩy tức bụng, thổ huyết, băng huyết.
Dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi viêm tấy.
Ngày dùng từ 12 đến 20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng