Phượng Nhỡn Thảo – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

125
Phượng Nhỡn Thảo
Phượng Nhỡn Thảo
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Phượng Nhỡn Thảo trang 206-207 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Faux vernis du Japon, Ailante. 

Tên khoa học Ailantus glandulosa Desf. 

Thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae

Mô tả cây

Cây cao 20-30m, cành rất tỏa rộng. Lá kép lông chim lẻ, có cuống, toàn bộ lá dài 40-50cm, bao gồm 12-15 đội là chét dài 4cm, rộng 3,5cm, mép có răng cưa. Hoa tạp tính hay khác gốc, nhỏ, xanh lục nhạt, mọc thành chùy tận cùng ở ngọn cành, dài 10-20cm. Quả có cánh lúc đầu xanh lục nhạt sau vàng và cuối cùng đỏ, dài 3- 5cm, rộng 1cm, giữa có hạt, quanh là đìa mỏng trông như mắt con phượng, cho nên có tên (phượng nhỡn là mắt phượng)

Phượng Nhỡn Thảo - Ailantus glandulosa Desf.
Phượng Nhỡn Thảo – Ailantus glandulosa Desf.

Phân bố, thu hái và chế biến 

Cây mọc hoang dại phổ biến ở những vùng núi cao tỉnh Lào Cai, đặc biệt quanh vùng Sapa. Còn mọc ở Trung Quốc. Người ta còn di thực cây này sang một số nước châu Âu dùng làm cây bóng mát đường phố vì cây mọc nhanh, đòi hỏi ít đất.

Thường người ta dùng gỗ làm đồ dùng vì gỗ đẹp, ít bị một có lẽ do mùi gỗ và hoa.

Làm thuốc người ta dùng vỏ cây, quả và chất nhựa của vỏ.

Thành phần hóa học

Trong vỏ cây có chất nhựa dầu, một tinh dầu hắc và một tỉnh dầu thơm, chất nhựa dầu, một tinh dầu hắc và một tinh dầu thơm, chất nhựa resin và chất nhảy. Chất nhầy nhiều đến mức nước sắc nhầy đặc lại gần như thạch. Ngoài ra năm 1933, Wazicky còn thấy trong vỏ một glucozit và một saponozit.

Trong là có chất độc, có lẽ là chất nhựa gây viêm ống tiêu hóa có thể làm chết súc vật ăn phải lá cây này. Những người ngả (đẵn) cây thường bị viêm tấy và nổi phồng lên da. Mùi khó chịu của cây còn gây ngủ cho người. 

Công dụng và liều dùng

Vỏ cây được dùng chữa ỉa chảy và chữa lỵ dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm: Ngày dùng 50g vỏ cây khô, thêm 100g nước nóng, đun sôi rồi để nguội từ từ cho đến khi còn vừa nóng uống được. Người uống có thể buồn nôn hay nôn thì giảm liều xuống. Sau 2 hay 3 ngày thấy kết quả.

Heret còn dùng trị sán: Vỏ khô tán bột, ngày uống 1g bột, uống liên tục trong 7-8 ngày. Ngày cuối cùng uống một liều dầu tẩy để tống sản. Quả dùng chữa ho, điều kinh. Ngày dùng 5- 10g dưới dạng thuốc sắc.

Lá cây dùng nấu tắm ghẻ hay rửa chốc đầu.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!