Phục Long Can – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

210
Phục Long Can
Phục Long Can
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Phục Long Can  trang 1046 – 1047 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là đất lòng bếp, táo tâm thổ.

Tên khoa học Terra flava usta.

Phục long can là đất lấy ở bếp do đun nhiều bị nung khô cứng mà có, màu đất phía ngoài đỏ, trong vàng hay tía.

Phục long can ở đâu cũng có và là một vị thuốc hay dùng trong đông y.

Thành phần hóa học

Năm 1958, hệ dược Viên y học Bắc Kinh đã phân tích một số mẫu phục long can thấy có nhiều ion Fe3+, Fe2+, một ít Ca2+ và CO3

Theo những tài liệu phân tích cũ, trong phục long can có axit silicic, nhôm ôxyt, sắt oxyt, một ít magie oxyt, kali, canxi.

Phục Long Can
Phục Long Can

Công dụng và liều dùng

Phục long can là một vị thuốc chỉ thấy dùng trong đông y. Theo tài liệu cổ phục long can có vị cay, tính hơi nóng (on) không có độc, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, cầm nôn, cầm máu. Thường được dùng làm thuốc chữa bệnh băng huyết, thổ huyết, tiểu tiện ra máu, làm ấm ở trong (ôn trung) chữa nôn đặc biệt thích hợp với nôn mửa của phụ nữ có thai, trẻ con đái dầm. Nếu bị ung nhọt thì hòa phục long can với dấm đắp vào.

Liều dùng hằng ngày, 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc, đợi thuốc lắng xuống, chắt lấy nước mà uống.

Khi không có phục long can, người ta có thể lấy ít hòn gạch hay hòn ngói nung đỏ lên, hòn gạch hay ngói đang nóng đỏ nhúng ngay vào nước, rồi lấy nước đó đun sôi lên mà uống.

Đơn thuốc có phục long can dùng trong nhân dân

  1. Phụ nữ có thai nôn mửa:

Phục long can 50g, nước 300ml, sắc còn 20ml, để trong, lọc lấy nước cho uống làm nhiều lần (một thầy thuốc trong quân đội Nhật đã chữa nhiều cho phụ nữ có thai nôn mửa dùng thuốc gì của tây y cũng không khỏi, sau dùng phục long can sắc uống như đơn trên thì hết).

  1. Trẻ con đái dầm:

Phục long can tán nhỏ 8g, chu sa 4g, xạ hương 0,03g, tất cả tán nhỏ viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi tối cho uống 2 đến 4 viên.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!