Nhân Trần (Bồ Bồ) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

427
Nhân Trần
Nhân Trần
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Nhân Trần trang 642-646 tải bản PDF tại đây.

Nhân trần là một vị thuốc thường dùng trong nhân dân chữa bệnh vàng da, bệnh về đường mật và bệnh của phụ nữ sau khi đẻ. Các bà mẹ thường truyền dạy cho con gái câu:

“Nhân trần, ích mẫu đi đâu?

Để cho gái đẻ đớn đau thế này “.

Tuy nhiên, tên nhân trần lại dùng để chỉ ít nhất cũng là 3 cây khác nhau, hình dáng và họ thực vật khác hẳn nhau. Cần chú ý khi sử dụng và nghiên cứu:

  1. Cây nhân trần Việt nam (chữ Việt nam là do chúng tôi tạm thêm để phân biệt mấy cây với nhau). Tên khoa học được một số nhà thực vật của ta xác định là Adenosma caeruleum R. Br thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae.
  2. Cây nhân trần bồ bồ vì một số vùng gọi là bồ bồ, một số vùng khác gọi là nhân trần. Trong những sách do chính chúng tôi viết và cho in, một số tác giả trước đây thường gọi là nhân trần. Nhưng trên thực tế điều tra lại, tên bồ bồ phổ biến hơn. Hiện nay Công ty dược liệu vẫn thu mua và cung cấp cây bồ bồ này với tên nhân trần. Tên khoa học là Adenosma capitatum Benth. thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariacase. Trước đây xác định là Acrocephalus capitatus thuộc họ Hoa môi Labiatae. Nay mới đính chính lại.
  3. Cây nhân trần Trung Quốc (chữ Trung Quốc chúng tôi cũng mới thêm sau để phân biệt mấy cây với nhau). Trong các sách Trung Quốc không có thêm 2 chữ Trung Quốc vào mà lại gọi là nhân trần cao. Tên như vậy vì trên thực tế chỉ thấy giới thiệu trong các sách Trung Quốc, chưa thấy mọc ở Việt Nam, có tên khoa học là Artemisia capillaris Thunb. thuộc họ Cúc Compositae.

Hai cây trên được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng ít được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ, còn cây nhân trần Trung Quốc không thấy sử dụng ở ta nhưng lại được nghiên cứu tương đối kỹ. Chúng tôi giới thiệu cả 3 cây

để tiện đối chiếu tham khảo khi sử dụng và nghiên cứu.

Mô tả cây

  1. Cây nhân trần Việt Nam-còn có tên nhân trần cái (ở miền Bắc) để phân biệt với cây nhân trần đực (tức bồ bồ)-tên khoa học Adenosma caeruleum R. Br. Cây này thường được nhân dân vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh gọi là Nhân trần nhưng nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh gọi nhầm là hoắc hương núi. Đây là một loại cỏ mọc hoang, sống hằng năm cao 0,3-1m, thân tròn, màu tím trên có lòng trắng mịn, ít phân cành. Lá mọc đối hình trứng, đầu lá dài và nhọn, mép có răng cưa to, mặt trên và mặt dưới đều nhiều lồng mịn, phiến là dài 3-8cm, rộng 1- 3,5cm, gần nổi rõ ở mặt dưới, cuống 5-10mm. Toàn thân và lá vô có mùi thơm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá hay thành chùm bông ở đầu cành. Đài hình chuông xẻ thành 5 thuỳ sau. Tràng màu tím xanh dài 10-14mm, mỗi trên hình lưỡi, môi dưới xẻ thành 5 thuỳ đều nhau. Quả nang hình trứng, dài bằng dài, nhiều hạt nhỏ.
  2. Cây bồ bồ (tên gọi ở vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ) một số nơi gọi là nhân trần (trong lần in trước, chúng tôi cũng gọi là nhân trần, ở miền Nam gọi là nhân trần đực để phân biệt với nhân trần cái của miền Nam hay nhân trần tía)- Adenosma capitatum Benth. (mới đây có tác giả xác định là Adenosma indianum (Lour) Merr. cần kiểm tra lại). Là một loại cỏ cao 15-70cm, mang nhiều cành ngay từ gốc, thân nhẫn hay hơi có lông. Lá mọc đối có cuống. Phiến lá hình mắc dài, đầu nhọn, phía cuống hẹp lại, mép hơi khía tai bèo hay có răng cưa. Cụm hoa hình cầu, rất nhiều hoa thường có 2 lá bắc. Hoa nhỏ không cuống, đài có lòng với 2 môi, môi trên nguyên, môi dưới xẻ 4. Tràng cánh hợp với 2 mối, môi trên xẻ 4, mối dưới nguyên, 4 nhị 2 chiếc dài.
  3. Cây nhân trần tím (hay nhân trần cái của miền Nam) còn có tên nhân trần lá bắc (tên do một nhà thực vật Việt nam tự đặt ra)-Adenosma bracteosum Bonnati cùng họ Hoa mõm chó. Thân và cành có màu tím đỏ, cụm hoa thành bông dài mang ở gốc những lá bắc tạo thành tổng bao, những lá bắc phía trên lợp lên nhau, dạng màng, trong suốt, hình tim có chóp nhọn.

Mọc tốt ở các đất có phèn của miền Nam. Mọc vào tháng 5 (mùa mưa) ra hoa tháng 10-1. Tàn lụi tháng 1-2. Hạt từ các nang rụng xuống, đến mùa mưa lại mọc lên.

  1. Cây nhân trần Trung Quốc-thường gọi nhân trần cao-Artemisia capillaris Thumb. họ Cúc Asteraceae (Compositae) cao 0,4-1m. Lá xẻ thành thuỷ rất nhỏ hình sợi trông gần giống cây thanh hao (chổi xuể-xem vị này). Hoàn toàn khác hẳn 3 vị nói ở trên.
Nhân Trần
Nhân Trần

Phân bố, thu hái và chế biến

Nhân trần và bồ bồ thường mọc hoang ở những đổi, những ruộng vùng trung du miền Bắc, nhiều nhất tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh. Ở các tỉnh phía Nam có nhân trần tía mọc xen với bồ bồ. Còn mọc ở Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia.

Chưa ai đặt vấn để trồng. Trồng bằng hạt. Thường thu hái vào mùa hè khi cây đang ra hoa. Đem về phơi hay sấy khô, bó thành từng bó dài 25-30cm, đường kính 5-6cm, trọng lượng 40- 60g. gồm chừng 20 cây mang hoa buộc lại thành một bó. Có khi bá thành bỏ lớn hơn.

Công ty dược liệu hiện thu mua bồ bồ với tên nhân trần. Để phân biệt, ta có thể dựa vào cây khổ có cụm hoa hình cầu trông như họ Cúc đó là bồ bồ. Còn cây khô, hoa thường bị rụng là nhân trần.

Thành phần hoá học

Cây nhân trần-Adenosma caeruleum-Ít thấy tài liệu nghiên cứu.

Sơ bộ chúng tôi thấy có tinh dầu có mùi cincol, hoạt chất của tinh dầu tràm, khuynh diệp.

Năm 1975, Lê Tùng Châu và cộng sự phân tích trong nhân trần có saponin tritecpenic, flavonozit, axit nhân thơm, cumarin và tinh dầu. Cả cây có 1% tinh dầu, hoa có 1,86% tinh dầu tỷ trọng 0,8042 (25°) nD=1,4705 (20°) αD=+4°8. Thành phần tinh dầu nhân trần khác với thành phần tinh dầu bồ bồ.

Cây bồ bồ – Adenosma capitatum được F. Guichard và J. Clemensat phân tích năm 1939 dưới tên nhân trần và thấy 1,67% kali nitrat, một saponin có chỉ số bọt 2.600, một glucozit tan trong axeton, trong ête, không tan trong nước và chủng 0,7% tinh dầu. Tinh dầu bỏ  bồ bồ, màu vàng, mùi hàng gần giống như mùi long não và bạc hà, vị nóng. Rất tan trong cồn metylic, etylic, clorofoc và các dung môi hữu cơ khác. Tỷ trọng ở 15°C là 0,914, chỉ số khúc xạ ở 20°C là 1,4733 và ở 30°C là 1,4717. Thành phần chủ yếu của tinh dầu gồm 20% hợp chất oxy tan trong dung dịch resorcin, 50%. Chỉ số axit 1,4, chỉ số xà phòng hoá 11,5; chỉ số axetyl hóa 38; chỉ số iốt 121.4.

Năm 1950, P V. Nair và cộng sự đã cất được từ cây bồ bồ 1% tinh dầu và đã phân tích thấy có 5l.monoterpen và 2d.sesquiterpen trong đó có 38,5% cineol, ngoài ra còn thấy limonen.

Năm 1974, Lê Tùng Châu đã phân tích thấy trong tinh dầu  bồ bồ Việt Nam có 22,6% l. limonen, 11,6% humulen, 33,5% l. fenechon và 5,9% cincol. Ngoài ra còn thấy saponin, tritecpenic, flavonoit, axit nhân thơm và cumarin. Toàn cây có 0,8% tỉnh đầu, lá 2,15%, hoa 0,82%, tỷ trọng 0,912 (20°) nD =1,4768, D-44,92°

Nguyễn Viết Tựu và cộng sự (PV được liệu TP Hồ Chí Minh) phân tích thấy trong nhân trần tía có 0,25% tinh dầu, màu vàng sẫm, tỷ trọng 0,890, chỉ số khúc xạ 1,496, sắc ký khí thấy 19 pic trong đó có 5 pic lớn cineol khoảng 18%. Ngoài ra còn có flavonoit, hợp chất polyphenol và cumarin.

Cây nhân trần Trung Quốc-Artemisia capillaris chứa 0,23% tinh dầu, với thành phần chủ yếu là pinen, capilen C6H5-C7H9 và một loại xeton, C13H14O.

Tác dụng dược lý

Năm 1939, Guichard và Clemensat chỉ nghiên cứu tác dụng của nước cất bồ bồ và thanh huyết mặn có pha tinh dầu bồ bồ (ngâm tinh dầu với nước trong vài giờ) trên giun Lombricus thì thấy ngay từ đầu con giun quần quại trong vòng 10- 15 phút. Nước no tinh dầu có tác dụng mạnh hơn nước cất bồ bồ. Đối với giun đũa (Ascaris) cũng có hiện tượng như trên nhưng yếu hơn và con giun chỉ chết sau 2 đến 3 giờ. Đối với giun móc câu (ankylostome) con giun chết ngay sau 10 đến 15 phút. Thí nghiệm độ độc trên thỏ, với liều cao hơn liều tinh dầu giun thường dùng cho người cũng không thấy hiện tượng ngộ độc nào. Hai tác giả đã đi tới kết luận: Hy vọng có thể dùng tinh dầu bồ bồ làm thuốc tẩy giun như tinh dầu giun.

Về tác dụng thông mật của hai vị nhân trần và bồ bồ Việt nam theo như kinh nghiệm dùng trong nhân dân: Năm 1975, Lê Tùng Châu (Viện dược liệu Hà nội) và Nguyễn Viết Tựu (PV dược liệu TP Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu tác dụng dược lý của nhân trần, bồ bồ và nhân trần tím đã đi đến kết luận sau đây:

Bồ bồ làm tăng tiết mật rõ rệt ở cả 3 lô thí nghiệm (cao cồn 40, cao nước và tinh dầu). Tác dụng mạnh nhất ở cao cồn. Còn tác dụng tăng thải độc của gan chỉ có ở cao cồn và tinh dầu mà thôi.

Bố bồ có tác dụng chống viêm trên cả 3 mô hình thực nghiệm ( phù caolin, u hạt, theo tuyến ức) nhưng tác dụng này chủ yếu do những thành phần tan trong cồn 40° và tan trong nước, còn tình đầu tác dụng không rõ.

Bồ bồ có tác dụng kháng khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn mạnh nhất là trên 2 chủng trực khuẩn lỵ (Sh. dysenteriae 111 và Sh. Shigae 39) và 2 chủng cầu khuẩn (Staphylococcus aureus 209P và Streptococcus hemolyticus S84). Tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất ở cao cồn và cao nước, yếu ở tình dầu.

Bồ bồ có tác dụng rõ rệt làm giảm tiết dịch vị, giảm độ axit tự do và axit toàn phần của dịch vị, làm giảm loét dạ dày của thực nghiệm.

Đặc tính của bồ bồ không đáng kể: Với liều có tác dụng dược lý, dùng liên tục trong thời gian dài không thấy biểu hiện nhiễm độc thuốc. Với liễu cao hơn liều tác dụng 20 lần không làm súc vật chết.

Nhân trần

  1. Nhân trần có tác dụng tăng tiết mật và tăng thải độc của gan. Nhưng so sánh tác dụng lên gan, mật của bồ bồ và nhân trần thì tác dụng của bồ bồ mạnh hơn.
  2. Nhân trần cũng có tác dụng chống viêm trên cả 3 mô hình. Nhân trần và bồ bồ có tác dụng tương đương ở mô hình phủ caolin và teo tuyến ức nhưng đối với mô hình u hạt thì nhân trần chưa bằng 1/2 của bồ bồ. Trên phù caolin với liều 15g/kg thể trọng thì ức chế phù của nhân trần lại giảm.
  3. Tác dụng kháng khuẩn của nhân trần kém hơn bồ bồ nhất là với trực khuẩn lỵ. Nhưng nhân trần ức chế mạnh hơn với Staphyllococcus và Streptococcus.
  4. Nhân trần tác dụng không rõ rệt lên tiết dịch vị: Không giảm loét dạ dày, không giảm tiết dịch vị, có làm giảm axit tự do và axit toàn phần tuy nhiên hai tác dụng này lại giảm khi dùng liều cao.
  5. Như bồ bồ, nhân trần không độc.

Nhân trần tía

  1. Dịch chiết cồn 90 có độc tính cao hơn nước sắc nhân trần tía. Với liều lượng 300mg/ kg thể trọng dịch chiết nước không thấy chuột lang chết.
  2. Làm tăng lượng tiết mật trên chuột lang. Lượng mặt tăng gần 25% so với lỗ đối chứng.

Nhưng đối với nhân trần Trung Quốc, Ar- temisia capillaris chủ yếu các tác giả nghiên cứu tác dụng chữa sốt và một số tác dụng khác.

Năm 1929, 3 nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tiêm thuốc chiết bằng nước từ cây nhân trần Trung Quốc cho chó đánh mê, đã phát hiện rằng nhân trần có tác dụng tăng sự bài tiết và ức chế nhu động ruột.

Năm 1952, một nhà nghiên cứu Nhật Bản khác (Sơn Bản Dục Hoàng) đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của tỉnh dấu nhân trần Trung Quốc trên một số động vật đã phát hiện rằng đối với động vật không xương sống thì tác dụng gây mê (ví dụ đối với giun đất, giun lợn, giun người): Thí nghiệm trên giun đất, ếch, giun lợn thì thấy với liều nhỏ có tác dụng kích thích cơ vận, làm cho tăng hiện tượng co rút, nhưng với liều cao lại có tác dụng ức chế và gây mềm dẫn, đối với ruột ếch và mẫu ruột thỏ có lập lúc đầu thấy có tác dụng ức chế nhu động, nếu tiêm vào tĩnh mạch thỏ thì thấy huyết áp hạ thấp: Với liều nhỏ làm biên độ hô hấp tăng cao, nhưng với liều cao

thì lại làm đình chỉ hô hấp mà chết. Năm 1956, Khổng Thể Tích (Trung Hoa y học tạp chí, 10) đã báo cáo thí nghiệm tác dụng của dung dịch 20% nhân trần trong cồn 70 cho thỏ uống với liều 10mg trên 1kg thể trọng thì thấy nhân trần có tác dụng hạ sốt rõ rệt đối với thỏ đã gây sốt do tiêm vi trùng thương hàn,tuy nhiên cùng với liều lượng đó mà dưới dạng thuốc sắc thì tác dụng rất yếu.

Năm 1947, Từ Tấn (Nông báo, 1) đã nghiên cứu tác dụng diệt trùng của 400 vị thuốc Trung Quốc đã phát hiện nhân trần có tác dụng ức chế khá mạnh đối với vi trùng tụ cầu khuẩn (Sataphyllococ).

Năm 1956, (Dược học tạp chí, 76 (4): 397- 400) một số nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chứng minh tác dụng ức chế của nhân trần đối với một số khuẩn gây bệnh ngoài da, tác dụng này không giảm dù vị thuốc được xử lý trên 100oC.

Công dụng và liều dùng

Mặc dầu cây rất khác nhau, nhưng nguồn gốc sử dụng nhân trần dựa vào kinh nghiệm ghi trong sách cổ. Theo tài liệu cổ nhân trần vị đắng, tính bình, hơi hàn vào kinh bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, dùng chữa thân thể nóng, da vàng người vàng, tiểu tiện không tốt.

Trong nhân dân, nhân trần thường dùng cho phụ nữ sau khi sanh nở để giúp cho ăn ngon cơm, chóng hồi phục cơ thể. Còn dùng làm thuốc chữa sốt, ra mồ hôi, thông tiểu tiện, chữa bệnh vàng da, bệnh gan.

Trong thú y, người ta dùng bồ bồ chữa bệnh trâu bò ra cứt trắng.

Ngày dùng 4 đến 6g, có khi tới 20g dưới hình thức thuốc sắc, siro, thuốc pha hay thuốc viên.

Nên nghiên cứu tác dụng so sánh của 3 vị thuốc nhất là 2 vị thuốc của nước ta.

Đơn thuốc có nhân trần

Chữa sốt vàng da, ra mồ hôi ở đầu mà người không có mở hơi, miệng khô, tiểu tiện khó khăn, bụng đầy:

Nhân trần cao thang: Nhân trấn Trung Quốc 24g, chi từ (dành dành) 12g, đại hoàng 4g, nước 800ml, sắc còn 250ml chia 3 lần uống trong ngày.

Trong đơn này ở Việt Nam ta thường thay nhân trần Trung Quốc bằng nhân trần Việt Nam hay bồ bồ.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!