Mang Tiêu (Phác Tiêu, Huyền Minh Phấn) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

311
Mang Tiêu
Mang Tiêu
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Mang Tiêu trang 448-449 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Phác Tiêu, Huyền Minh Phấn.

Tên khoa học Mirabilita, Natrium Sulfuricum, Sal Glauberis.

Mang tiêu (Natrium Sulfuricum, Sal Glauberis) là muối natri sunfat thiên nhiên tinh chế mà thành Huyền minh phấn (Natrium Sulfuricum exsiccatum) còn gọi là nguyên minh phấn, hay phong hoá tiêu là mang tiêu khử hết nước.

Chế biến

Tại những nơi có mang tiêu thiên nhiên, người ta đào về, hoà tan vào nước, lọc trong để loại tại chất, rồi có đặc để kết tinh. Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi trong trắng thì thôi.

Tuỳ theo địa phương và nguyên liệu chế mang tiêu thiên nhiên mà tỷ lệ tạp chất có khác nhau Hiện nay, người ta chế mang tiêu theo kiểu thuốc tây bằng cách dùng dư phẩm kỹ nghệ chế axit clohidric hay kỹ nghệ khác, trong trường hợp này tỷ lệ tạp chất ít hơn.

Nếu say hết nước trong tinh thể đi, ta sẽ có huyền minh phấn, tương ứng với muối natrium sunfat khô kiệt của thuốc tây.

Mang Tiêu
Mang Tiêu

Phân bố và chế biến

Trước đây, trong đông y vẫn phải nhập của Trung Quốc. Từ năm 1958 chúng tôi đã giới thiệu những nguồn mang tiêu trong nước và hiện nay đã tự túc.

Thành phần hoá học

Mang tiêu nguyên chất chỉ có Na2SO4.10H2O, trong đó tỷ lệ Na2O là 19,3%, SO4 24,8%, H2O là 55,9%.

Tuy nhiên nếu là mang tiêu thiên nhiên chế thành có thể chứa nhiều tạp chất, ví dụ mang tiêu tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) có NaSO4-56,15%, FeSO2-28%, CaSO4-81%, K2SO4 -4,48%, KCl-1,09%, nước 18,16%.

Tác dụng dược lý

Chúng ta đều biết muối natri sunfat và một số muối tẩy sunfat khác, do ion SO, có phân tử lớn khó qua màng ruột nằm lại trong ruột và hút nước ở các tổ chức tới ruột làm loãng phân trong ruột do đó làm cho đại tiện dễ dàng.

Người ta còn cho rằng muối natri sunfat có tác dụng kích thích sự bài tiết của ruột và ức chế hiện tương chống co bóp bình thường của ruột. Vì có như vậy mới giải thích được tác dụng tẩy của những dung dịch loãng và liều nhỏ của các muối đó.

Đông y coi mang tiêu vị mặn, đắng, tính hàn, vào 3 kinh vị, đại tràng và tam tiêu. Có tác dụng tiêu tích, tả nhiệt, nhuận táo, làm mềm chất rắn, trị bách bệnh hàn nhiệt, và khí, trục tích tụ trong ngũ tạng, hoá huyết bế đờm kết, thay cũ đổi mới.

Công dụng và liều dùng

Công dụng của natri sunfat trong tây y chúng ta đã biết. ở đây chỉ giới thiệu một số trường hợp dùng mang tiêu trong đông y:

  1. Chữa bàng quang nóng tiểu tiện không thông

Dùng mang tiêu tán nhỏ, ngày uống 2 hay 3 lần, mỗi lần uống 4g. Dùng nước pha tiểu hồi mà chiêu thuốc.

  1. Chữa nhức đầu không chịu được. Mang tiêu lớn nhỏ, thổi vào mũi.
  2. Chữa ăn uống không tiêu, trong bụng ì ạch: Mang tiêu 30g, ngô thù du 40g. Sắc nước uống dẫn, khi thấy chuyển thì thôi.

Tuy nhiên trong đồng y nói thêm: Phàm vị hư, không thực nhiệt, phụ nữ có thai không được dùng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!