Lộc Nhung (Nhung Hươu, Nhung nai) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

290
Lộc Nhung
Lộc Nhung
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Lộc nhung, Mê nhung  trang 937 – 941 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là nhung hươu, nhung nai.

Tên khoa học Cornu Cervi parvum.

Lộc nhung hay mê nhung (Cornu Cervi parvum) là sừng non của con hươu (lộc) Cervus nippon Temminck, hoặc con nai (mê) Cervus unicolor Cuv, đực được chế biến mà thành. Cả hai con đều thuộc ngành có xương sống Verte- brata, lớp có vú Mammalia, bộ có móng Artio- dactyla, họ Hươu Cervidae.

Ta vẫn thường nói sâm, nhung, quế, phụ là 4 vị thuốc bổ đứng đầu dùng trong đông y.

Hay dùng nhất là sâm, nhung rồi đến quế và phụ tử. Phụ tử được coi là một vị thuốc “bổ dương” nhưng có độc cho nên nhiều người không dám dùng.

Mô tả con vật

Con hươu (Cervus nippon Temminck) thường cao 1m dài 0,90m-1,20m (hươu đực) hoặc chỉ cao 0,72m (hươu cái). Lông đẹp mịn màu đỏ hồng đốm trắng.

Con nai (Cervus unicolor) to và mạnh hơn con hươu, lông cứng hơn, màu xám hoặc nâu, không có đốm.

Cả hai đều có chân dài, nhỏ, đuôi ngắn, 2 mắt to, dưới mắt có đốm đen.

Chỉ có con đực mới có sừng. Từ hai tuổi trở đi, hươu nai đực bắt đầu có sừng, nhưng thường hươu nai từ 3 tuổi trở đi sừng hoặc nhung mới tốt và mới thu hoạch. Hàng năm vào cuối mùa hạ, sừng hươu nai cũ sẽ rụng đi, xuân năm sau sẽ lại mọc sừng khác. Sừng non khi mới mọc dài 5-10cm, rất mềm. Mặt ngoài phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt trong chứa rất nhiều mạch máu. Vì súng non mềm và sẽ món như nhung do đó có tên.

Mùa nhưng của hươu vào tháng 2-3, của nơi vào tháng 4-8.

Thường tháng 7-8 là mùa hươu nai giao cấu. Con cái có chứa 6 tháng, vào khoảng tháng 2-3 năm sau thì đẻ. Hưn nơi sống từng đàn ở núi rừng, có khi ở cả đồng bằng. Nó ăn cỏ, quả cây, nhất là non. Nơi nào cày cấy nó thường đến, ban đêm không sợ người, thường xuống ruộng ăn lúa, ngô, đỗ cho nên sân hươu núi là một hình thức bảo vệ hoa màu

Lộc Nhung
Lộc Nhung

Cắt nhung và chế biến

Thường người ta lấy nhưng ở những con hươu nai sống hoang do săn bản được (loại này được coi là quý và đất nhất). Nhưng vì không đủ nhu cầu hoặc có khi săn bàn không được đúng lúc nhưng đúng tuổi cho nên người ta nuôi hươu nai để lấy nhưng

Tại Liên Xô cũ, người ta đã chứng minh nhung của hươu nuôi cũng tốt không kém. nhung của hươu sống tự nhiên. Một số tỉnh ở miền Viễn Đồng Liên Xô cũ đã tổ chức những nông trường nuôi hươu để tay nhung. Mỗi nông trường nuôi tir 2.000 den 8.000 con

Ở nước ta việc nuôi hươu chưa được phổ biến: Ở Nghệ An, Hà Tĩnh (Đô Lương. Anh Sơn. Hương Sơn và Hương Khê) có nhiều nhà nuôi. 2-3 con đục, một con cái, con đực hàng năm cho nhung, con cái mỗi năm đẻ một lứa. Nuôi hươu bằng lá tre, lá một, lá chuối, dây khoai Xong, cây lúa, cây ngô non vv… Dù sao do chăn nuôi chưa đúng được với điều kiện hươu sống tự nhiên cho nên ta vẫn còn quý nhung hươu núi săn bắn được hơn. Một cặp nhưng săn bản được trị giá gấp 2-3 lần cấp nhưng nuôi. Do đó, có nhiều người nuôi hươu, muốn cho cặp nhung bắn có giá trị, khi hướu đã già rồi, bắn chết hương, cắt cả đầu đem đi bán nói là hươu bán được.

Cưa nhung: Ở nước ta thường làm như sau: vào tháng 2 tháng 3 khi cặp nhung đã đúng tuổi, người ta chọn 3-4 người mạnh khỏe, ôm cổ nắm chân hươu vật ngã hươu xuống, có khi dùng võng chụp hươu, nhưng chú ý không làm hỏng cặp nhung.

Sau khi trói kỹ 4 chân, dùng loại cưa, cưa lấy nhung từ chỗ cách để nhung 3cm. Máu chảy ra được hứng lấy cho vào rượu uống. Nhưng cũng chỉ nên lấy có chừng mực, để khỏi hại hươu. Muốn hãm cho máu không chảy nữa, người ta dùng mực tàu trộn với than gỗ cho đều rồi bôi vào chỗ cưa thì máu cầm ngay. Sau đó lấy miếng vải gạc hay vải thường thật sạch bọc lấy để ruồi muỗi khỏi đậu vào sinh dòi bọ.

Thường mỗi năm chỉ lấy được một cặp nhung, đặc biệt có khi hai cặp. Tại các nước khác, người ta hướng hươu đi theo một con đường vào bẫy. Hươu tụt xuống, đưa đầu sừng ra cho người ta cắt. Sau đó lại trở về chuồng ra nhẹ nhàng.

Chế nhung: Nhung cắt được cần chế biến ngay vì nhiêu máu và chất thịt để lâu có thể bị thối và dòi bọ. Chế biến không cẩn thận như sấy nóng quá, nhung bị nứt ra, máu nhung tiết ra hết cũng kém giá trị

Có nhiều cách chế nhung

  1. Đem cập nhung ngâm vào rượu một đêm. Khi ngâm chú ý để chỗ cát lên trên cho chất tốt trong nhung không ra hết vào rượu. Hôm sau, rang cát cho nóng vừa, để vào một cái ống ở giữa để cặp nhung, vẫn để chỗ cất lên phía trên. Khi cút nguội, lại đổ ra thay các mới rang vào. Mỗi lần thay cát lại những nhung vào rượu cho rượu thấm vào. Cứ làm như vậy cho đến khi khô. Cát vào hộp có nắp kín trong có gạo rang hay với chưa tôi để giữ cho khô ráo. Có nơi người ta thay cát bằng gạo rang. Sau khi nhung khôn người ta dùng gạo đó nấu cháo.
  2. Chỉ tẩm rượu vào nhung nói sấy khô. Khô rồi lại tẩm rượu và sấy khô. Làm như vậy đến khi nhung khô kiệt là được. Nếu làm không cần thận nhưng có thể bị nứt, máu chảy ra mất, kém giá trị.

Thường công việc chế biến nhung đòi hỏi 2- 3 ngày. Một cặp nhung nặng 800g, khi khô chỉ còn chừng 250g.

Trước khi đem dùng còn cần phải bỏ hết lòng đi nữa. Muốn vậy, người ta nung một cái dùi sắt hay miếng sắt cho đỏ lần xung quanh cho cháy hết lòng. Sau đây chúng tôi cũng giới thiệu sơ lược cách cắt và chế nhung được các nhà bào chế Trung Quốc áp dụng và giới thiệu trong Trung dược chỉ, 1961:

Hươu 2 tuổi bắt đầu có nhung, nhưng chỉ cắt nhung khi hươu được 3 tuổi. Có loại hươu cho 2 lần nhưng một năm. Lần cắt nhung thứ nhất tiến hành 45-50 ngày sau tiết thanh minh; 50- 60 ngày sau khi cát lần thứ nhất (tương ứng với trước hay sau ngày lập thu) thì cát lần thứ hai. Khi các nhung thì dùng dây trói hươu treo cao khỏi mặt đất. Dùng cưa, cưa thật nhanh. Sau khi cưa đắp thuốc bột “thần lý tán” hoặc “ngọc chân tấn” để cầm máu, sau đó buộc vải dấu rối lại thả hư về chuồng. Trong nhung cửa ra có nhiều máu, cho nên cần chế biến sớm cho khỏi thổi. Trước hết nhật bỏ các chất bắn bao quanh nhưng đi, sau đó lấy dây buộc chặt đầu cửa lại, để dây buộc dài ra để có thể cắm dây giữ lấy nhung được. Cho đầu nhung cắt vào nồi nước sôi 3-4 lần, mỗi lần 15-20 phút. Cho đến khi có bọt ở miệng cắt và nhung có mùi lòng đỏ trứng gà luộc chín thì thôi. Thời gian chế biến như vậy hết 2-3 giờ. Sau đó phơi hoặc sấy khô. Ngày hôm sau lại làm như vậy. Sấy ở nhiệt độ 70-80 trong vòng 2-3 giờ, rồi lấy ra. Làm như vậy 2-3 lần cho thật khổ là được.

Một số tài liệu Trung Quốc khác giới thiệu còn cầu kỳ phức tạp hơn nữa, những cách đó chúng tôi chưa hề thấy áp dụng ở Việt Nam cho nên không nêu lên ở đây.

Phẩm chất của nhung:

Huyết nhung được coi là loại nhưng quý nhất: Nhung ngắn, mềm, mọng máu, chưa phân nhánh.

Nhung yên ngựa là loại sừng non bắt đầu phân nhanh nhưng nhánh còn ngăn, chỗ phân nhánh bên dài bên ngắn trông giống yên con ngựa. Loại này người ta cũng rất quý vì cho rằng nhung đã phát triển đầy đủ mà chưa thành sừng. Nếu đợi quá ít nữa, một phần đã thành sùng thì kém giá trị.

Ngoài Việt nam, Trung Quốc. Nhật Bản, Triều Tiền là những nước có kinh nghiệm lâu đời dùng nhung ra, một số dân tộc ở Liên Xô cũ cũng dùng nhung. Trên cơ sở kinh nghiệm sử dụng trong nhân dân, các nhà bác học Liên Xô cũ đã nghiên cứu và đã đưa nhung vào danh mục các vị thuốc được chính phủ công nhận cho sản xuất và lưu hành. Một số nông trường nuôi hươu để lấy nhung làm thuốc. Hươu nai nuôi ở đây gồm nhiều loài khác nhau.

Thành phần hóa học của nhung

Trong nhung hươu nai người ta đã phân tích được các chất canxi photphat, canxi cacbonat.

chất protit, chất keo (nhưng trong thuốc rượu nhung hoặc thuốc tiềm chế từ nhung thường

không có hay ít các chất này). Nhà bác học Liên Xô cũ Pavoiencô đã lấy từ nhung các loại hươu nai ở Xibêri một chất nội tiết gọi là “lộc nhung tỉnh” pantocrin, rồi chế thành thuốc uống hay tiêm mang tên pantocrin

Tác dụng dược lý

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà bác học Liên Xô cũ thì tác dụng điều trị của pantocrin rất cao: Nó làm tăng sức mạnh của cơ thể, giảm sự mỏi mệt của cơ tim, làm những vết thương bên ngoài, nhất là các mụn nhọt có mủ mau lành.

Những người dùng các thuốc chế từ nhung thấy trong người khoan khoái, sức làm việc được nâng cao, muốn ăn. Những người có bệnh về ruột, dạ dày dùng nhưng cũng có kết quả tốt.

Trong báo Y học Liên Xô tháng 2-1954, Rexétnicôva A. D có giới thiệu tác dụng của lộc nhung như sau:

Lộc nhung có tác dụng tốt đối với toàn thân, nâng cao năng lượng công tác, bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, hiện tượng mệt mỏi giảm bớt, những vết thương chóng lành, tăng sức lợi niệu, tăng nhu động ruột và dạ dày, ảnh hưởng tốt đến chuyển hóa các chất protit và gluxit.

Liều lượng khác nhau của lộc nhung có tác dụng khác nhau đối với mạch máu tim: Liêu dùng lớn gây hạ huyết áp, biên độ co bóp của tim tăng, tim đập nhanh; kết quả làm cho lượng huyết do tim phát ra cũng tăng lên. Hiện tượng này nhận xét trên tim đã mỏi mệt rồi lại càng rõ

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ, lộc nhung có vị ngọt, tỉnh ổn, lộc giác có vị mặn tính ổn, cao ban long vị ngọt, mặn, tính hơi ôn. Cả ba vị vào 4 kinh thận, can, tâm và tâm bào. Lộc nhung có tác dụng sinh tinh, bổ tủy ích huyết; lộc giác có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, tiêu thũng, cao ban long có tác dụng ích huyết, bổ tinh, ăn bỏ can và thận. Lộc nhung được dùng trong mọi trường hợp hư tổn trong cơ thể, nam giới hư hao, tỉnh kém, hoa mắt, hoạt tính; nữ giới băng lậu, đới hạ, lộc giác dùng chữa sang thương thũng độc, cao ban long dùng chữa hư lao gầy yếu, lưng gối không có lực, mọi chứng do dương hư đưa tới thổ ra máu, máu cam, tác dụng nói chung giống nhung hươu nhưng hơi chậm hơn.

Những người âm hư mà hỏa dương mạnh thì không dùng được.

Hiện nay, lộc nhung được Nga chế thành thuốc uống và thuốc tiêm với tên gọi pantocrin dùng làm thuốc bổ, chữa mệt mỏi, làm việc quá sức, huyết áp thấp, cơ tim yếu, sau khi ốm khỏi. Pantocrin được trình bày dưới hình thức lọ 30- 50ml (để uống) hoặc ống tiêm 1ml (để tiêm dưới da hay bắp thịt). Những thuốc này cần giữ ở nơi mát, và không có ánh sáng.

Liều dùng uống: Ngày 2 hay 3 lần, mỗi lần 30 đến 40 giọt, uống trước khi ăn cơm.

Liều tiêm: Ngày tiêm 1-2 ống.

Trẻ con tùy theo tuổi mà thay đổi liều lượng, thường mỗi kg thể trong 1 giọt, mỗi ngày uống 2 lần, uống liên tiếp 15-26 ngày một liều điều trị. Thời gian điều trị: 2 đến 3 tuần lễ.

Không dùng được đối với những người cao huyết áp, đi ỉa lỏng, tìm hẹp, máu có độ đồng cao, viêm thận nặng. Thường sau khi uống hoặc tiêm 6-8 ngày, kết quả đã thể hiện rõ rệt. Sau khi nghỉ thuốc 1-2 tháng vẫn còn tác dụng. Có thể tán bột hay ngâm rượu mà uống. Người lớn ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 0,30-1g.

Đơn thuốc có lộc nhung dùng trong nhân dân

  1. Chữa liệt dương, tiểu tiện vật, sắc mặt thường đen sạm:

Nhung 40g cao sạch lông, cắt thái mỏng, giã nát, hoài sơn 48g giã nát. Cả hai vị trộn đều cho vào một túi vải; ngầm trong 1 lít rượu trong 7 ngày. Người lớn ngày uống 10-20ml rượu này. Khi hết rượu lấy bã còn lại làm thành viên mà uống.

  1. Chữa các triệu trứng tinh huyết khô kiệt tai điếc miệng khát, lưng đau, đi tiểu đục như nước gạo.

Nhung 40g, đương quy 40g, cả hai vị sao khô tán bột. Lấy thịt ô mai nấu thành cao trộn với bột trên làm thành viên bằng hạt ngô.

Người lớn: Ngày uống 50 viên, chia làm 2-3 lần uống với nước cơm còn âm ấm.

Chú thích

Hươu bao tử, lộc thai (Embryo Cervi).

Ngoài nhung ra, người ta còn dùng cả con hươu hay nai con trong bụng của con cái đang có thai. Khi đi săn vào tháng 1-2 âm lịch, nếu bắn được hươu cái thường hay gặp hươu bao tử. Tùy theo sản được khi hươu sắp đẻ hay khi hươu mới có thai mà ta có hươu bao tử to nhỏ khác nhau.

Hươu bao tử lấy được đem sấy khô tán bột dùng hoặc ngâm với rượu mà uống.

Ngày uống 2-4g bột.

Công dụng cũng như nhung hoặc như cao ban long.

Những bộ phận khác làm thuốc của hươu nai

  1. Lộc giác giao-Xem vị cao ban long.
  2. Lục giác-lục giác sương; Xem vị lộc giác,
  3. Lộc thận-lộc tiền-Penis et Testis Cervi.

Đây là dương vật và bừu dương vật của con hươu hay nơi sấy khô.

Theo đông y, lộc thận hay lộc tiên “bổ thận tráng dương ôn trung, yến tạng”.

  1. Lộc cân-Ligamentum Cervi. Đây là gần ở 4 chân con hươu hay nai. Lấy chân hươu nai loại bỏ xương thịt, da; chỉ còn gân, và móng chân.

Theo đông y, lộc cân bổ gân xương, giúp cho các chỗ gãy đứt chóng lành.

  1. Lộc vĩ-Cauda Cervi. Lộc vĩ là đuôi con hươu, nai phơi hay sấy khô, lộc vì được dùng làm thuốc bổ chung chung.
  2. Lộc huyết-Sanguis Cervi. Huyết hươu nai phơi khô chữa bệnh liệt dương ích tinh khí trừ độc của thuốc hay thức ăn.
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!