Khế – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

195
Khế
Khế
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Khế trang 102, tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lãng tử, dương đào, ngũ liêm tử.

Tên khoa học Averrhoa carambola L.

Thuộc họ Chua me đất Oxalidaccae.

Vì quả khế có 5 cạnh nên gọi là ngũ liễm (liễm là thu lại, tụ lại).

Mô tả cây

Khế là cây gỗ cao 4-6m. Lá mọc so le, kép lồng chim, đìa lẻ, dài 11-17cm, lá chét gồm 3-5 đòi, nguyên, mềm, hình trứng nhọn, những lá chét ở phía trên lớn hơn đạt tới 8,5cm chiều dài, trên 3,5cm chiều rộng. Hoa mọc thành chùm xim dài 3-7cm, ở kẽ lá, màu hồng hay tím nhạt. 5 nhị hữu thụ xen kẽ với 5 nhị thoái hoá. Lá noãn 5 họp thành một bầu thượng 5 ô, mỗi ô chứa 4 noãn. Quả mọng có 5 cạnh, vị chua.

Quả và hoa khế
Quả và hoa khế

Thành phần hoá học

Trong vị khế có các chất đường, vitamin B1, C2, kali oxalat axit. Các chất khác chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Theo tính chất của đông y, khế vị chua ngọt, có tính sáp (sít) bình, không độc. Chủ trị phong, nhiệt (nóng sốt), sinh tân dịch, chỉ khát (chữa khát).

Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn (sơn ăn). Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng.

Lá khế
Lá khế

Quả dùng lấy nước ép uống cho mát, chữa bệnh scobut. Tại Cămpuchia, người ta dùng rễ cây khế phối hợp với vỏ cây khleng pear hay khleny kraham (Bauhinia bassaceusis Pierre) và vỏ cây Lagerstrocmin floribunda với gạo (hái ở những cây mọc hoang) tất cả sắc với nước, cô đặc còn 1/3, thêm đường cho thật ngọt mà uống để chữa ngộ độc, đặc biệt ngộ độc do mã tiền.

Quả còn dùng giặt những vết gỉ sắt trên quần áo do các chất kali oxalat axit.

Kinh nghiệm dùng lá khế trong nhân dân

Chữa sơn lở, dị ứng, lở loét. Lá khế cả cành non và hoa 100-150g. Nấu sôi 15 phút với 5-6 lít nước, dùng xông và tắm. Lá đã nấu rồi dùng sát lên nơi lở loét. Thường chỉ điều trị 3-4 ngày là khỏi.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!