Kê Nội Kim (Màng Mề Gà, Kê Hoàng Bì)- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

109
Kê Nội Kim
Kê Nội Kim
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Kê Nội Kim trang 363 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Kê Hoàng Bì, Kê Chuẩn Bì, Màng Mê Gà

Tên khoa học Corium Stomachichum Galli

Nguồn gốc

Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề hay dạ dày con gà Gallus domesticus Brisson thuộc họ Phasianidae.

Khi giết gà người ta lập tức mở mề gà, bóc ngay lấy màng rồi mới rửa sạch phơi khô. Có người nói không rửa, nhưng thực tế phải rửa nhưng nhẹ tay để thức ăn còn sót lại trôi hết 

Màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có những vết nhăn dọc, chất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ vụn có cạnh bóng. Toàn màng mề gà dài chừng 3,5cm. rộng 3cm, dày chừng 5mm. Quanh năm có thể thu hoạch, dùng trong nước và xuất khẩu.

Kê Nội Kim
Kê Nội Kim

Thành phần hóa học

Trong kê nội kim có chất protein và chất vị kích tố (ventriculin). Các chất khác chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

Kê nội kim là một vị thuốc cổ truyền trong nhân dân Việt Nam và Trung Quốc. Vị thuốc được ghi trong Thần nông bản thảo và Bản thảo cương mục.

Tài liệu cổ ghi: Kê nội kim vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh phế và tỳ. Có tác dụng tiêu thủy cốc, lý tỳ vị.

Người ta dùng kê nội kim trong những trường hợp đau bụng. ăn uống không tiêu, bụng đầy chướng, nôn mửa, bệnh lỵ, viêm ruột già, tiểu tiện ra máu, dùng ngoài chữa mụn nhọt.

Liều dùng mỗi ngày uống 2-5g dưới dạng thuốc

Đơn thuốc có Kê Nội Kim

Kê nội kim thiêu tồn tính (đốt thành than) tán nhỏ, rây mịn dùng bởi chữa viêm niêm mạc cổ họng, viêm niêm mạc miệng, cam răng (đơn thuốc kinh nghiệm của nhân dân).

Ngoài kê nội kim, ta còn dùng gan gà Hepar Galli tươi hay phơi khô chữa quáng gà, đái dầm.

Kê nội kim phơi khô tán nhỏ trộn với dầu bôi  lên mụn nhọt sau lưng.

Chú thích:

Tại Trung Quốc, một số nơi dùng cả màng mề vịt gọi là áp nội kim. Cùng một công dụng và hiểu lượng. Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu kỹ hơn.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!