Hoàng Đằng Loong Trơn – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

214
Hoàng Đằng Loong Trơn
Hoàng Đằng Loong Trơn
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hoàng Đằng Loong Trơn trang 196-197, tải bản PDF tại đây.

Tên khoa học Cyclea bicristata Diels. 

Thuộc họ Tiết dê Menispermaceae. Còn gọi là sâm hai sống.

Mô tả cây

Loại cây leo, đường kính gốc thân có thể đạt 8-10cm, thân dài 20cm hoặc hơn. Trên thân cây thỉnh thoảng có u lồi, vỏ màu ngà vàng. Cắt ngang thân có màu vàng tươi với nhiều vòng tầng tăng trưởng. Các tia tùy xếp xít nhau thành hình nan hoa. Cây chứa nhiều nước, nhấm có vị đắng. Cuống lá dài, hai đầu phình, phiến lá hình tim, dài 10-12cm, rộng 8-9cm, lá đơn nguyên, mọc cách, mặt lá xanh sẫm, khoong có lồng lá có 5 gân nổi rõ. Phát hoa trên phần giá, hoa đực không cánh, đài dính, 4-5 bao phấn hoa cái có cánh hoa bằng nửa lá đài. Quả tròn 4mm.

Hoàng Đằng Loong Trơn
Hoàng Đằng Loong Trơn

Ta có thể phân biệt giữa 3 cây hoàng đằng, vàng đằng và hoàng đằng loong trơn dựa theo một số đặc điểm sau đây:

Đặc điểm Hoàng Đằng Loong Trơn Hoàng Đằng Vàng Đằng
Mặt dưới xanh, 5 gân chính. góc lá hình tim Mặt dưới xanh, 2 gân chính. Góc lá thẳng, hơi lồi Mặt dưới mốc trắng, 5 gân chính. Góc lá thẳng, hơi lồi

Phân bố, thu hái và chế biến

Dây hoàng đằng loong trơn mọc hoang dại rất phổ biến ở các tỉnh phía Nam từ Quảng Trị trở vào, cả ở Campuchia.

Trong cuốn Cây cỏ miền Nam Việt Nam (Q.1), Phạm Hoàng Hộ có kể Cyclea aphylla Gagn. (Dây sâm không lá thấy mọc ở Định Quán), Cyclea tonkinensis Gagn. (Dây sâm nam đỏ phát hiện ở Quảng Trị), Cyclea barbata Miers (Dây sàm, sâm lỏng thấy mọc ở các tỉnh phía Nam tới Nha Trang), được nhân dân trồng để lấy lá dùng với tên Nhân sâm, rễ dùng làm thuốc lọc máu và lợi tiểu) và cây Cyclea bicristata Diels (Sam hai sóng) phát hiện ở Bảo lộc.

Ngoài ra A. Pételot (1952) còn kẻ thêm Cyclea peltata Hook. et Thw. (Nhân sâm, sâm nam -tiếng Campuchia Plou, plou bat), thấy ở các tỉnh phía Nam và Campuchia, có tác dụng lợi tiểu, lọc máu và chữa bệnh gan).

Ngô Văn Thu và Vương Văn Ánh phát hiện cây hoàng đằng loong trơn trong tỉnh Thuận Hải được thấy nhân dân xã Sùng Nhơn huyện Đức Linh dùng chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, sốt rét, cảm sốt. 

Thành phần hóa học

Ngô Văn Thu và Vương Văn Anh (Dược học 2, 1986) đã thấy trong hoàng đằng loong trơn có chứa ancaloit mà chủ yếu là berberin, với hàm lượng từ 0,9 đến 1,1%.

Công dụng và liều dùng

Làm nguyên liệu chiết xuất berberin.

Dùng làm thuốc chữa kiết lỵ, ỉa chảy, ăn uống không tiêu, sốt, cách và liều dùng như vị hoàng đẳng hoặc vàng đằng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!