Hóa phân tích định tính

2137
Hóa phân tích định tính
Hóa phân tích định tính
5/5 - (2 bình chọn)

Hóa phân tích định tính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG

BÌNH DƯƠNG – 2013

Chỉ đạo biên soạn: KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

Chủ biên: GV. NGUYỄN THỊ MỸ CHĂM

Nội dung Hoá phân tích định tính gồm có 2 Chương cơ bản:

Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA PHÂN TÍCH

Trong chương đầu tiên này, Giảng viên Nguyễn Thị Mỹ Chăm đã chỉ ra những phương pháp phân tích định tính được sử dụng trong Hóa phân tích, bao gồm:

  1. Phương pháp hóa học

Là phương pháp định tính dựa trên các phản ứng hóa học. Phương pháp này không cần trang thiết bị phức tạp nên tiết kiệm và dễ thực hiện. Tuy nhiên, nó đòi hỏi thời gian tương đối dài và lượng chất phân tích tương đối lớn

2. Phương pháp vật lý – hóa lý

Là phương pháp phân tích định tính dựa trên các tính chất vật lý và hóa lý của mẫu vật cần phân tích. Ví dụ các phương pháp thường dung là:

a, Phương pháp soi tinh thể

Dùng kính hiển vi để phát hiện các tinh thể có màu sắc và hình dáng đặc trưng của một hợp chất. Chẳng hạn, ion Na+ tạo tinh thể hình mặt nhẫn màu vàng lục nhạt với thuốc thử Stren

b, Phương pháp so màu ngọn lửa

Đốt các hợp chất dễ bay hơi của các nguyên tố trên ngọn lửa đèn gas không màu rồi quan sát. Chẳng hạn, ngọn lửa stronti cho màu đỏ son, kali màu tím, natri màu vàng, bari màu lục nhạt.

c, Các phương pháp dụng cụ

Là các phương pháp sử dụng các máy thiết bị hoạt động theo những nguyên lý xác định để phân tích định tính. Ví dụ: sắc kí, quang phổ phát xạ, quang phổ hấp thụ, huỳnh quang, cực phổ

Các phương pháp vật lý – hóa lý có độ nhạy và độ chính xác cao, nhưng đòi hỏi trang thiết bị phức tạp.

3. Phân tích ướt và phân tích khô

a, Phân tích ướt

Là phương pháp định tính được tiến hành với các dung dịch. Mẫu vật rắn cần kiểm nghiệm phải được hòa tan trong nước, trong acid hay trong dung dịch cường thủy hay trong các dung môi hữu cơ.

b, Phân tích khô

Tiến hành phân tích với các chất rắn hoặc với dung dịch bằng đường lối khô. Chẳng hạn: Thử màu ngọn lửa

Điều chế ngọc màu với natri borat: ngọc màu lam là muối cobalt, ngọc màu lục là muối

crom.

4. Phân tích riêng biệt và phân tích hệ thống

a, Phân tích riêng biệt

Là xác định trực tiếp một ion trong hỗn hợp nhiều ion bằng một phản ứng đặc hiệu – phản ứng chỉ xảy ra với riêng ion đó. Ta có thể lấy từng phần dung dịch phân tích để thử riêng từng ion đó mà không theo một thứ tự nhất định nào. Chẳng hạn, xác định iod: trong dung dịch hồ tinh bột, phản ứng đặc hiệu cho màu xanh

Thực tế không nhiều ion có phản ứng đặc hiệu. Do đó phân tích riêng biệt chỉ được sử dụng trong sự kết hợp với phân tích hệ thống.

b, Phân tích hệ thống

Là tiến hành xác định ion theo một thứ tự nhất định. Trước khi xác định một ion phải loại bỏ hoặc khóa ion cản trở – là các ion có phản ứng với thuốc thử giống như ion cần tìm.

Ví dụ: người ta thường dùng amoni oxalate (NH4)2C2O4 để định tính Ca2+ qua phản ứng

Ca2+ + C2O42-     CaC2O4 i màu trắng

Tuy nhiên, Ba2+ cũng cho phản ứng tương tự, do đó trước hết cần phải loại ion này (nếu có) khỏi dung dịch bằng cromat trong môi trường acid acetic

Ba2+ + CrO42- -^BaCrO4ị màu vàng

Để phân tích hệ thống một hỗn hợp ion người ta thường dung thuốc thử nhóm để chia các ion thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có thể chia thành các phân nhóm rồi tách thành từng ion riêng biệt để xác định.

Chương II: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THEO NHÓM

Trong phần này, tác giả sẽ sử dụng các bài tập hóa học để phân tích định tính theo nhóm theo các trường hợp.

Hóa phân tích định tính

DOWNLOAD GIÁO TRÌNH DƯỚI ĐÂY

[sociallocker id=7424]

hoa_phan_tich_dinh_tinh_vnras

[/sociallocker]

Xem giáo trình khác tại đây

COPPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!