Hóa dược trị liệu bệnh tâm thần

627
Hóa dược trị liệu bệnh tâm thần
Hóa dược trị liệu bệnh tâm thần
5/5 - (4 bình chọn)

Hóa dược trị liệu bệnh tâm thần

Chủ biên: ThS. BS. Trần Trung Nghĩa

Nội dung sách Hoá dược trị liệu bệnh tâm thần gồm 6 nội dung chính:

Phần 1. NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU HÓA DƯỢC TRONG TÂM THẦN

Trong phần này, ThS. BS. Trần Trung Nghĩa sẽ đưa ra cách phân loại các loại thuốc được sử dụng trong quá trình trị liệu bệnh tâm thần. Theo đó, thuốc dùng để trị liệu cho các rối loạn tâm thần được gọi chung là thuốc hướng thần (psychotropic drug). Những thuốc này được mô tả theo áp dụng lâm sàng chính yếu của thuốc. Ví dụ: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc ổn định khí sắc, thuốc ngủ, thuốc làm tăng nhận thức, thuốc kích thích. Có một khó khăn với cách tiếp cận này là có nhiều thuốc có nhiều chỉ định khác. Ví dụ: thuốc nhóm SSRI có cả tác dụng chống trầm cảm và giải lo âu, thuốc đối kháng serotonine – dopamine có tác dụng chống loạn thần và ổn định khí sắc.

Phần 2. THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN

Thuốc đầu tiên được tìm ra là Chlorpromazine, từ những năm 50. Có tác dụng đối vận với thụ thể D2, nên được gọi là nhóm thuốc đối vận thụ thể dopamine (DRA – dopamine receptor antagonist), còn được gọi là thuốc chống loạn thần thế hệ 1, thuốc chống loạn thần điển hình, thuốc chống loạn thần qui ước.

Phần 3. THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM SSRIs

Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonine (serotonine selective reuptake inhibitor – SSRI) đầu tiên được phát hiện năm 1987 là fluoxetine làm thay đổi thái độ về điều trị hoá dược với trầm cảm. Lý do đầu tiên là do tác dụng phụ của fluoxetine thường được dung nạp tốt hơn những thuốc điều trị trước đây,  như thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) và thuốc ức chế MAO (MAOI) và tính đơn giản trong liều dùng fluoxetine.

Phần 4. THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM TCAs

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và 4 vòng (TCAs – tri/tetracyclic antidepressants) có lịch sử lâu đời trong tâm thần, được nhận ra khả năng từ giữa những năm 50. Dù được giới thiệu là thuốc chồng trầm cảm, chỉ định trị  liệu của thuốc hiện nay  đã bao gồm cả rối loạn hoảng loạn, rối loạn lo âu toàn thể, rối loạn sau sang chấn tâm lý (PTSD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hội chứng đau. Từ khi giới thiệu những thuốc thế hệ mới hơn, như SSRIs, bupropion (Wellbutrin), venlafaxin (Effexor) và mirtazapine (Remeron), chỉ định TCAs giảm rõ rệt, tuy chúng vẫn còn cực kì hữu dụng.

Phần 5. CÁC THUỐC BENZODIAZEPINE (BZD) VÀ CÁC THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN THỤ

THỂ BENZODIAZEPINE

Các thuốc benzdiazepine có tên gần giống nhau do có cùng cấu trúc phân tử. Thuốc cũng có cùng tác động lên các thụ thể, nên các thụ thể này được gọi là thụ thể benzodiazepine, có tác động điều chỉnh lên hoạt động của GABA (gamma aminobutyric acid). Các thuốc đồng vận không phải benzodiazepine, như zolpidem (ambien), zaleplon (Sonata) và eszopiclone (Lunesta), cũng được đề cập ở bài này do có hiệu quả lâm sàng dựa trên tương tác với phức hợp thụ thể GABA bằng cách kết nối khoá chặt hay kết hợp vớl thụ thể benzodiazepine. Flumazenil (Romazicon), một chất đối vận thụ thể benzodiazepine, được dùng để đảo nghịch tác dụng an thần do benzodiazepine trong cấp cứu quá liều benzodiazepine, cũng được đề cập ở bài này. Do benzodiazepine có hiệu quả giải lo âu nhanh chóng nên thuốc rất thường được sử dụng để điều trị ngay lập tức tình trạng mất ngủ, kích động hoặc lo âu trong các rối loạn tâm thần. Thêm vào đó, các thuốc benzodiazepine cũng có tác dụng gây mê, chống co giật và giãn cơ. Tuy nhiên, vì nguy cơ lệ thuộc về tâm thần và sinh lý, việc sử dụng lâu dài benzodiazepine trong kết hợp điều trị tâm thần, nên được cân nhắc.

Phần 6. THUỐC ĐIỀU HÒA KHÍ SẮC

Tại Mỹ, hiện nay, xu hướng điều trị rối loạn lưỡng cực co thay đổi. Theo Bhangoo RK, trong một khảo sát các trẻ em rối loạn lưỡng cực, các thuốc được sử dụng với trật tự như sau: valproate (79%), lithium (51%), gabapentin (29%).

Hóa dược trị liệu bệnh tâm thần

DOWNLOAD GIÁO TRÌNH DƯỚI ĐÂY

[sociallocker id=7424]

Hoa_duoc_tri_lieu_benh_tam_than_VNRAS

[/sociallocker]

Xem giáo trình khác tại đây

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!