Hổ Phách – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

165
Hổ Phách
Hổ Phách
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hổ Phách trang 985 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là huyết hổ phách, hắc hổ phách hồng tùng chỉ, huyết phách, minh phách.

Tên khoa học Amber, Fossil resin, Succinum, Succinum ex carbone.

Hồ phách là một vị thuốc ít dùng. Trước đây cả đông y và tây y đều hay dùng, nhưng hiện nay tây y gần như không dùng nữa, trái lại đông y còn có khi dùng.

Nguồn gốc của vị thuốc

Người ta cho rằng hổ phách là nhựa của một loài thông cổ hiện nay đã mất giống gọi là Pityoxylon succinifer Krauss. Có thể do một số loài khác nữa. Những cây thông này mọc thành rừng ở bờ biển châu Âu, châu Mỹ (Nam Mỹ). Những rừng thông này hiện bị vùi dưới biển, dưới đất trong những mỏ than.

Muốn có hổ phách người ta đào những mỏ than có hổ phách hoặc có khi người ta nhật được ở bờ biển do bản tập phong bà ngoài biển đã đào những cục bổ phách chìm sâu dưới đây biển lên, hát vào bờ, hoặc có khi phải lặn xuống biển sâu để mò.

Tính chất

Hổ phách là những cục to nhỏ không đều. màu vàng hay vàng đỏ, thường ngoài cùng phủ một lớp mỡ, rất cứng rắn, khi vỡ vết vỡ tròn nhân mà hay trong mờ, không có vị gì, khi xét cục hổ phách vào vải hay miếng len cho nóng lên thì hổ phách sinh ra điện (hiện tượng này được Thales tìm ra từ 600 năm trước công nguyên) đun nóng hổ phách tỏa ra một mùi thơm dễ chịu. Cục hổ phách có thể nặng tới 10kg. Không tan trong nước, tan một phần trong cồn, ete và clorofom.

Thành phần hóa học

Trong hổ phách có rất ít tình dầu. Khi cát khô, người ta sẽ được axit sucxinic (có loại hồ phách có ít, có loại có nhiều do đó có thể dựa vào tỉ lệ axit sucinic này mà phân biệt hổ phách này với hổ phách khác).

Ngoài ra thành phần chủ yếu của hổ phách là 3 chất nhựa c, f và Y.

Nhu y còn gọi là sucxin (succin) không tan trong cồn và chiếm 70% trọng lượng của hổ phách. Sucxin chữa sucxino-resin, không xà phòng hóa được và phán xà phòng hóa được thành axit sucxinic và sucxinoresinola.

Trong phần tan trong cồn, người ta lấy được axit sucoxyabietic và axit sucxinoabic-tolic. Axit sucxinobetolic là một ctc axit, khi xà phòng hóa sẽ cho axit sucxinoxynvic. Sucxin betola và bocneola.

Hổ Phách
Hổ Phách

Công dụng và liều dùng

Trước kia trong tây y có dùng hổ phách để làm thuốc chống co thắt dùng dưới hình thức thuốc xông, cồn thuốc vv… hiện nay chỉ còn dùng làm một số vật trang sức.

Đông y coi hồ phách có vị ngọt (cam), tỉnh bình, vào 4 kinh tâm, can, phế và hàng quang, có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu tiện, tán í huyết. Dùng trong những trường hợp tâm thần bất định, hồi hộp mất ngủ, ngủ hay me sợ, tiểu tiện ra huyết, chữa mụn nhọt lâu lành.

Ngày dùng 1 đến 3g.

Trong sách cổ đông y cho rằng hổ phách hay làm hao mòn chân khí cho nên chỉ những người hỏa suy, thủy thịnh nên dùng còn những người hóa thịnh thủy suy không nên dùng.

Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!