Hà Thủ Ô Trắng – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

367
Hà Thủ Ô Trắng
Hà Thủ Ô Trắng
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Hà Thủ Ô Trắng trang 836 – 837 tải bản PDF tại đây.

Còn có tên là hà thủ ô nam, bạch hà thủ ô, củ vú bò, đầy sữa bò, dây mốc, cây sừng bỏ cây đã lỏng, khâu cắn cả (Thổ), khâu nước (Lạng Sơn), mã liên an, mã lin ổn, khua mak tang ning (Lào), khua khao (Luang Prabang, chia ra sin (Thái).

Tên khoa học Streptocaulon juventas (Lour) Merr. (Apocynum juventas Lour., Tylophora juventas Woodf.)

Thuộc họ Thiên lý Asclepiadaceae.

Mô tả cây

Hà thủ ô trắng là một loại dây leo dài từ 2 đến 5m. Thân và cành màu hơi đỏ hay nâu đỏ, có rất nhiều lông, khi già thì nhẫn dần. Lá mọc đối, hình mác dài, đầu nhọn, đáy tròn hoặc hơi hình nón cụt, có lông mịn và nhiều ở mặt dưới, mặt trên cũng có lông ngắn hơn. Phiến lá dài 4- 14cm, rộng 2-9cm, cuống lá dài 5-8cm cũng có nhiều lông. Hoa màu nâu nhạt hoặc vàng tía mọc thành xim, rất nhiều lòng. Quả đại tách đối ngang ra trông như sừng bò (do đó có người gọi là cây sừng bò). Quả hình thoi, màu xám nhiều lông. dài 7-11cm, rộng 8mm. Hạt dẹt, phòng ở lưng. dài 5-7mm, rộng 2mm, có chùm lông mịn dài 2cm (Hình 640. Hm 22,3).

Vì cây có nhiều lòng trông như mốc cho nên có nơi còn gọi là dây mốc.

Toàn cây bầm thân, lá, quả non chỗ nào cũng ra thứ nhựa trắng như sữa cho nên có tên cây sữa bò.

Tên mã liên an có nghĩa là ngựa liền với yên, vì người ta kể rằng xưa có một ông tướng cưỡi ngựa đang đi bỗng bị cảm chết, được một người dùng cây này chữa sống lại liền biểu cả ngựa và yên để tạ ơn.

Từ trước đến lần xuất bản lần thứ 6, chúng tôi vẫn đưa tên mà liên an và hà thủ ô trắng vào cùng một tên khoa học Streptocaulon juventas. Nhưng từ năm 1974, chúng tôi tham khảo những tài liệu sách thuốc của Trung Quốc, thấy tên vì mã liên an có tên khoa học là Streptocaulon griffithii Hook. f, còn có tên Streptocaulon juventas (Lour.) Merr, thì chỉ có tên Trung Quốc, là ám tiêu dùng, còn Việt Nam ta được gọi hà thủ ô trắng. Trong Thực vật chỉ Đông dương thời Pháp viết lại thì ở nước ta có cây Streptocaulon griffithii nhưng không có tên Việt Nam. Tên mã liên an do chúng tôi lấy được một người dân tộc vùng Cao Sơn dương (Tuyên Quang) cho tên. Theo lời kể. Bác Hồ bị cảm sốt nặng vào tháng 7-1945, được một ông lang người dân tộc dùng củ cây này chữa khỏi. Cho nên Bác Hồ có dân các đội viên trong Đội tuyên truyền giải phóng quân (trước Cách mạng) hễ thấy cay này thì hái lấy, mang theo mình phòng khi cần đến. Có thể đây là một vị thuốc chữa cảm sốt mới.

Hà Thủ Ô Trắng
Hà Thủ Ô Trắng

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây hà thủ ô uống mọc hoang ở khắp những đồi núi trọc ở nước ta. Thường ưa những nơi đất đối cứng vùng Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Rễ củ dài mầm và trắng, giữa có lỗi trong như củ sắn nhưng có vị đắng

Đào quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa đông hay đầu mùa xuân. Đào về thái mỏng phơi khô.

Thành phần hoá học

Chưa có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ tìm hiểu hà thủ ô trắng tươi mới đào về ở Vĩnh Phúc, chúng tôi thấy có nhiều tinh bột và một chất có phản ứng ancaboit có tinh thể chưa xác định (Đỗ Tất Lợi, 1949).

Tác Dụng dược lý 

Chưa có tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng

Các thầy thuốc Việt Nam coi vị hà thủ ô trắng có cùng một công dụng với hà thủ ô đỏ là làm cho người già trẻ lại, giúp cho sự giao hợp được bền lâu, tóc bạc hoa đen.

Công ty dược liệu của ta vẫn thu mua và bản chung với hà thủ ô đó, trong các đơn thuốc thường dùng một nửa hà thủ ô đỏ, một nửa hà thủ 6 trắng. Có khi để nguyên không chế biển mà dùng. Nhưng cũng có khi chế biến như đối với hà thủ ô đỏ. Liễu và cách dùng như hà thủ ô đỏ.

Theo sự điều tra của bản thân tôi, trong kháng chiến tại các vùng dân tộc, người ta dùng củ và thân lá cây này chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét.

Có nơi người ta sắc cây này với nước cho phụ nữ đề mà không có sữa uống để ra sữa.

Cần chú ý nghiên cứu.

Chú thích:

  1. Không phải riêng Việt Nam ta dùng một cây khác với tên hà thủ ô trắng. Tại các vùng Sơn Đông, Trung Quốc, nhân dân dùng với tên bạch thủ ô (hà thủ ô trắng) rễ của cây bạch tiến Cynanchum bungei Dene hoặc về của cây ngưu bì tiền Cynanchum wilfordii Hemsl, cùng họ Thiên lý Asclepiadaceae.

Tại vùng Nam Kinh người ta dùng rễ cây nhĩ diep nguu bi tien Cynanchum auriculatum Royle cùng họ Thiên lý.

Những cây kể trên hơi giống cây hà thủ ô trắng của ta.

Có thể trước đây một số người Trung Hoa biết thuốc nam ở vùng Sơn Đông và Nam Kinh sang sinh sống ở Việt Nam vì thấy gần giống nên dùng thay thế rối truyền lại mãi thành quen.

  1. Từ năm 1935 trở về trước. các tài liệu cũ cũng như Ch. Crévost và A. Pételot đã xác định cây hà thủ ô trắng là Tylophora ovata Hook. Những năm 1953, A.Pételot đã xác định lại tên chính của cây này là Streptocaulon juventas (Lour.) Men. Vậy khi sử dụng tài liệu nên chú ý.
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!