Dự thảo quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật KCB và đăng ký KCB đối tượng do Bộ CA quản lý

936
Dự thảo quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật KCB và đăng ký KCB
Dự thảo quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật KCB và đăng ký KCB
5/5 - (1 bình chọn)
BỘ CÔNG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  Ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:          /2018/TT-BCA

Hà Nội, ngày     tháng      năm 2018

DỰ THẢO 2

 

DỰ THẢO THÔNG TƯ

Quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh;

đăng ký và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các

đối tượng thuộc Bộ Công an quản lý

 Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

          Căn cứ Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu;

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; đăng ký và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc Bộ Công an quản lý.

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định:

  1. Tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Công an quản lý;
  2. Chỉ đạo, hỗ trợ tuyến về chuyên môn kỹ thuật;
  3. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Công an quản lý đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, học viên các học viện, trường Công an nhân dân (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ), công nhân Công an.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

  1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Công an quản lý;
  2. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an đang công tác, học tập tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công an khi đi khám bệnh, chữa bệnh;

Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh là phân loại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành các tuyến chuyên môn kỹ thuật quy định tại Điều 81 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
  2. Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Công an quản lý được phân thành 4 tuyến chuyên môn kỹ thuật, đồng thời cũng là tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế gồm:
  3. a) Tuyến 1 tương đương cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương;
  4. b) Tuyến 2 tương đương cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  5. c) Tuyến 3 tương đương cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  6. d) Tuyến 4 tương đương cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, phường, thị trấn.
  7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân, dân y là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước do Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, các bộ ngành khác quản lý hoặc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;
  8. Đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh là việc các đơn vị và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Công an liên hệ, đăng ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên để đưa cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an thuộc đơn vị mình khi bị ốm đau, bệnh tật đến khám bệnh, chữa bệnh hoặc để chuyển bệnh nhân khi có chỉ định;
  9. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu đối với người tham gia bảo hiểm y tế là việc cá nhân người đó lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các quy định tại Thông tư này để đến khám bệnh, điều trị.
  10. Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh là tên các kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh được thống nhất theo quy định chung của Bộ Y tế.
  11. Cán bộ cao cấp: Là cán bộ đương chức có cấp bậc hàm, chức vụ như sau:
  12. a) Các đồng chí lãnh đạo Bộ (những đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng thực hiện theo quy định riêng);
  13. b) Các đồng chí lãnh đạo cấp Tổng cục;
  14. c) Các đồng chí Lãnh đạo cấp Cục và tương đương; Lãnh đạo Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  15. d) Các đồng chí có cấp bậc hàm Thiếu tướng trở lên;

 

 

Chương II

QUY ĐỊNH TUYẾN CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

 

Điều 4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Tuyến 1

  1. Bệnh viện hạng đặc biệt;
  2. Bệnh viện hạng I trực thuộc Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật khi được Bộ Y tế giao là tuyến cuối chuyên môn kỹ thuật.

Điều 5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Tuyến 2

  1. Bệnh viện hạng I trực thuộc Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật
  2. a) Bệnh viện 19-8;
  3. b) Bệnh viện Y học cổ truyền;
  4. c) Bệnh viện 199;
  5. d) Bệnh viện 30-4.
  6. Bệnh viện hạng II.

Điều 6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Tuyến 3

  1. Bệnh viện Công an nhân dân (trừ các bệnh viện quy định tại Điều 5 thông tư này);
  2. Bệnh xá Công an nhân dân;
  3. Phòng khám đa khoa Công an nhân dân.

Điều 7. Cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu Tuyến 4

Y tế cơ quan Công an các đơn vị, địa phương (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, phòng, trung đoàn, phân hiệu…).

 

Chương III

ĐĂNG KÝ TUYẾN, CHUYỂN TUYẾN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

 

          Điều 8. Nguyên tắc đăng ký tuyến, chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh

  1. Thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức Công an khi đi khám bệnh, chữa bệnh.
  2. Thuận lợi cho các đơn vị trong quản lý quân số và quản lý sức khỏe.
  3. Phù hợp với phân cấp bậc thang điều trị của hệ thống y tế ngành Công an.
  4. Phù hợp với hệ thống tổ chức và tính chất nhiệm vụ ngành Công an từ trung ương đến đơn vị, địa phương.
  5. Phù hợp với địa bàn đơn vị đóng quân.

          Điều 9. Đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh

  1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến dưới có trách nhiệm tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị làm thủ tục đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến chuyên môn kỹ thuật cao hơn theo thứ tự từ tuyến 4 lên đến đến tuyến 1; trường hợp tuyến dưới và tuyến trên liền kề cũng nằm trong một đơn vị không cần làm thủ tục đăng ký tuyến.
  2. Đăng ký vượt tuyến
  3. a) Đăng ký vượt tuyến là việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh không theo trình tự quy định tại Khoản 1 Điều này, tuyến 4 đăng ký với tuyến 2 hoặc tuyến 1; tuyến 3 đăng ký với tuyến 1;
  4. b) Việc đăng ký vượt tuyến do Thủ trưởng đơn vị cấp Cục và tương đương trở lên quyết định dựa trên nguyên tắc tại Điều 8 Thông tư này khi được sự chấp thuận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh – nơi đơn vị lựa chọn đăng ký tuyến; y tế các đơn vị có trách nhiệm tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị lựa chọn tuyến phù hợp; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên có trách nhiệm tạo điều kiện khi đơn vị đến đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 10. Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh

  1. Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên thực hiện theo trình tự từ tuyến 4 lên đến tuyến 1. Được phép chuyển vượt tuyến trong các trường hợp sau:
  2. a) Các trường hợp cấp cứu thuộc các địa bàn mà nếu chuyển vượt tuyến sẽ thuận lợi hơn chuyển đúng tuyến;
  3. b) Các trường hợp bệnh cấp tính năng, vượt khả năng điều trị của tuyến trên liền kề hoặc cần điều trị kỹ thuật cao.
  4. Chuyển tuyến theo yêu cầu nhiệm vụ do Thủ trưởng cấp Cục trở lên giao.
  5. Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới khi đã điều trị bệnh ổn định nhưng cần được điều trị củng cố hoặc theo nguyện vọng của người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh; được chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến theo yêu cầu chuyên môn hoặc theo nguyện vọng của người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh.

 

Chương IV

DANH MỤC KỸ THUẬT TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH;

CHỈ ĐẠO, HỖ TRỢ TUYẾN VỀ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

 

          Điều 11. Xây dựng danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh

          Thực hiện theo quy định tại Thông tư 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 12. Phê duyệt danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh

          Thực hiện theo quy định tại Thông tư 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 13. Chỉ đạo, hỗ trợ tuyến về chuyên môn kỹ thuật

  1. Bệnh viện tuyến 1 chỉ đạo, hỗ trợ bệnh viện tuyến 2.
  2. Bệnh viện tuyến 2 có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 3, như sau:
  3. a) Bệnh viện 19-8 chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 3 trên địa bàn miền Bắc, bao gồm các tỉnh, thành phố: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
  4. b) Bệnh viện 199 chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 3 trên địa bàn miền Trung, bao gồm các tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.
  5. c) Bệnh viện 30-4 chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 3 trên địa bàn miền Nam, bao gồm các tỉnh, thành phố: , Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh.
  6. d) Bệnh viện Y học cổ truyền chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 3 về y học cổ truyền trên toàn quốc.
  7. Các trường hợp tuyến trên hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới nhưng không thuộc địa bàn phụ trách hoặc không đúng tuyến thì đơn vị tuyến dưới gửi công văn đề nghị về Cục Y tế xem xét, quyết định.
  8. Các đơn vị và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới có trách nhiệm phối hợp, liên kết tuyến chặt chẽ với các bệnh viện tuyến trên trong cấp cứu, điều trị, chuyển tuyến để nâng cao năng lực chuyên môn, rút kinh nghiệm công tác cấp cứu, điều trị người bệnh.

Điều 14. Nội dung hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật

  1. Chuyển giao kỹ thuật, nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh.
  2. Tiếp nhận, tổ chức đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên chuyên môn tuyến dưới theo đề nghị của đơn vị.
  3. Tập huấn cho các y tế đơn vị về chuyên môn bảo đảm cho sẵn sàng chiến đấu và thu dung, cấp cứu hàng loạt đáp ứng các tình huống nghiệp vụ, thiên tai, thảm họa.
  4. Củng cố nề nếp, chế độ công tác chuyên môn; kinh nghiệm tổ chức khám bệnh, thu dung điều trị.
  5. Hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tuyển sinh, tuyển dụng cho các đơn vị thuộc tuyến khi đơn vị đề nghị.

 

Chương V

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ BAN ĐẦU, CHUYỂN TUYẾN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

 

          Điều 15. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu

  1. Đối với cán bộ, chiến sĩ
  2. a) Cán bộ, chiến sĩ được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thuộc đơn vị quản lý quy định tại Điều 6 Thông tư này.
  3. b) Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 6 Thông tư này nhưng không thuộc đơn vị quản lý thì phải được sự chấp thuận của Thủ trưởng đơn vị cấp Cục và tương đương trở lên.
  4. c) Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngành Công an quy định tại Điều 5 Thông tư này khi trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi cán bộ, chiến sĩ công tác, làm việc, học tập, cư trú có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 6 Thông tư này nhưng không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế và được Thủ trưởng đơn vị cấp Cục và tương đương trở lên chấp thuận.
  5. d) Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân, dân y theo quy định của Bộ Y tế khi tại địa bàn huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc trên địa bàn huyện cách xa bệnh viện, bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên 30 km, nơi cán bộ, chiến sĩ công tác, làm việc, học tập, cư trú không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành Công an quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này hoặc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho cán bộ, chiến sĩ tham gia bảo hiểm y tế và được Thủ trưởng đơn vị cấp Cục và tương đương trở lên chấp thuận.
  6. Đối với cán bộ cao cấp
  7. a) Đơn vị lập danh sách và đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu cho cán bộ cao cấp thuộc đơn vị quản lý tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
  8. b) Được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dân y tuyến trung ương, tuyến tỉnh và phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 16. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

  1. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo quy định tại Điều 15 đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành Công an cùng tuyến hoặc tuyến dưới, nếu kèm theo giấy giới thiệu của đơn vị được xác định là đúng tuyến.
  2. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an đi công tác hoặc nghỉ phép, nghỉ chờ hưu nếu đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y hoặc dân y thuộc địa bàn nơi công tác, nơi nghỉ phép hoặc nghỉ chuẩn bị hưu được xác định là đúng tuyến khi:
  3. a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thuộc tuyến tương đương cho từng đối tượng quy định tại Điều 15 hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó nằm trong phạm vi thông tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; hoặc bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào nếu nằm cùng trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc thuộc vùng giáp ranh;
  4. b) Có giấy công tác hoặc giấy nghỉ phép hoặc quyết định nghỉ chờ hưu hợp lệ.
  5. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức Công an mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định của Bộ Y tế, khi tiếp tục đến khám và điều trị bệnh cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu chuyển đến được xác định là đúng tuyến.
  6. Trường hợp cấp cứu, sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được tiếp tục điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh hoặc được chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn được xác định là đúng tuyến.
  7. Trường hợp người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc sau khi chuyển tuyến được phát hiện hoặc phát sinh bệnh khác kèm theo nếu thuộc phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh được xác định là đúng tuyến.
  8. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngành Công an được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngành Công an cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Điều 17. Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

  1. Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Công an quản lý thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 điều 10 Thông tư này.
  2. Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh từ các cơ sở y tế Công an đến cơ sở y tế dân y và ngược lại thực hiện theo Thông tư 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế quy định về việc chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 18. Thủ tục chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

  1. Thủ tục chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Công an quản lý

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi khám và điều trị cho người bệnh khi thực hiện chuyển người bệnh thì có trách nhiệm:

  1. a) Thông báo và giải thích lý do chuyển tuyến cho người bệnh;
  2. b) Ghi đầy đủ nội dung theo mẫu giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
  3. c) Bảo đảm đủ phương tiện chuyển bệnh nhân và trang thiết bị y tế để xử trí cấp cứu trên đường vận chuyển; cử cán bộ, nhân viên chuyên môn hộ tống và bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển đến. Trường hợp chuyển bệnh nhân về tuyến dưới thì cần thông báo cho đơn vị quản lý trực tiếp người bệnh để đơn vị chịu trách nhiệm chuyển người bệnh.
  4. Thủ tục chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngành Công an đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân, dân y và ngược lại thực hiện theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế.
  5. Các trường hợp chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi; giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày kể từ ngày ký.
  6. Sử dụng giấy hẹn khám lại theo mẫu tại Phụ lục 2: mỗi giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng một lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và không hẹn quá 30 ngày kể từ ngày ký giấy hẹn khám lại.
  7. Xác định người bệnh cấp cứu: Tình trạng cấp cứu do bác sĩ, y sĩ trực tiếp tiếp nhận khám, đánh giá, xác định và được ghi vào hồ sơ, bệnh án.

 

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

 

Điều 19. Trách nhiệm của Cục Y tế

  1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Công an thực hiện các quy định tại Thông tư này.
  2. Xác định và lập danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định.
  3. Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân hướng dẫn các đơn vị đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho các đối tượng thuộc Bộ Công an quản lý phù hợp khả năng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và điều kiện thực tế của các đơn vị.

Điều 20. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân

  1. Tổ chức thực hiện ký kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Cục Y tế xác định đủ điều kiện tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
  2. Phối hợp với Cục Y tế hướng dẫn việc đăng ký, thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu phù hợp với các quy định tại Thông tư này.
  3. Hướng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc Bộ Công an quản lý đã có thẻ bảo hiểm y tế; phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của các địa phương và các ngành đảm bảo quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế cho các đối tượng thuộc Bộ Công an quản lý.

Điều 21. Trách nhiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  1. Bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để thực hiện danh mục kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh đã được phê duyệt.
  2. Tổ chức thực hiện đăng ký khám bệnh, chữa bệnh, chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư này.
  3. Đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng thuộc Bộ Công an quản lý khi đi khám bệnh, chữa bệnh; phối hợp với các đơn vị có cán bộ, chiến sĩ đến khám bệnh, chữa bệnh trong quản lý quân số, quản lý sức khỏe cán bộ, chiến sĩ.

Điều 22. Trách nhiệm của các đơn vị

  1. Căn cứ các quy định tại Thông tư này và điều kiện thực tế, chỉ đạo các đơn vị xác định việc đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh; xác định và quản lý danh sách các đối tượng đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo địa bàn cho phù hợp.
  2. Phối hợp với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều chỉnh việc đăng ký tuyến khám bệnh, chữa bệnh, quản lý quân số và quản lý sức khỏe cán bộ, chiến sĩ.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 23. Điều khoản tham chiếu

Các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này khi được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung bằng văn bản khác thì các nội dung liên quan tại Thông tư này sẽ áp dụng, điều chỉnh theo các văn bản mới ban hành.

Điều 24. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày    tháng    năm 2018.

Điều 25. Trách nhiệm thi hành

  1. Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân có trách nhiệm hướng dẫn,chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương thực hiện Thông tư này.
  2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị Công an các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Y tế và Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân) để xem xét giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:

–  Bộ trưởng;

–  Các đồng chí Thứ trưởng;

–  Bộ Y tế;

–  Bộ Tài chính;

–  Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

–  Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, các đơn vị trực thuộc Bộ (để thực hiện);

–  Công an, Cảnh sát PCCC tỉnh, TP trực thuộc trung ương (để thực hiện);

–  Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong CAND (để thực hiện);

–  Công báo;

–   Lưu: VT, V19, H41(H50).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Trung tướng Bùi Văn Thành

 

 

PHỤ LỤC 1

MẪU GIẤY CHUYỂN TUYẾN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2018/TT-BCA ngày//2018của Bộ Công an)

Đơn vị ………………….
Tên cơ sở KCB ………..
Số: ……/20…/GCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

GIẤY CHUYỂN TUYN

Kính gửi: ……………………………………………………….

Cơ sở KBCB: …………………………………………………………. trân trọng giới thiệu:

– Họ và tên người bệnh: ………………………………………. Nam/Nữ: …………… Tuổi: …………..

– Cấp bậc: …………………. Chức vụ: …………….. Đơn vị: ………………………………………..

– Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………………………………

– Khi cần báo tin: ………………………. Địa chỉ (Điện thoại): …………………………………………………….

– Số thẻ BHYT: giá trị từ…./…./ đến…./…./…..

– Ngày vào viện: …../ ……/ …………

– Đã được khám và điều trị tại: ……………………. (từ…../ …../…… đến …./ …../ ……….)

……………………………………………………………………………………………………………..

TÓM TẮT BỆNH ÁN VÀ QUÁ TRÌNH ĐIU TRỊ

– Dấu hiệu lâm sàng: …………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

– Kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng ………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Chẩn đoán: …………………………………………………………………………………………..

– Quá trình điều trị (phương pháp, thủ thuật, kỹ thuật, thuốc):

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Tình trạng người bệnh lúc chuyển tuyến:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Lý do chuyển tuyến (đánh dấu):

  1. Theo yêu cầu chuyên môn:
  2. Theo yêu cầu của người bệnh (hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh):

– Hướng điều trị (khi chuyển về tuyến dưới điều trị củng cố):

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Chuyển tuyến hồi: …….. giờ …… phút, ngày ….. tháng ….. năm ………………………………..

– Phương tiện vận chuyển: ……………………………………………………………………………..

– Người hộ tống (họ tên, chức danh, trình độ chuyên môn): …………………………………….

 Y, BÁC SĨ KHÁM, ĐIỀU TRỊ
(Ký và ghrõ họ tên)
Ngày ….. tháng …. năm 20…
GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Ghi chú: Cơ sở khám chữa bệnh chưa có con dấu riêng thì sử dụng dấu của đơn vị quản lý trực tiếp.

PHỤ LỤC 2

MẪU GIẤY HẸN KHÁM LẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số       /2018/TT-BCA ngày   /    /2018 của Bộ Công an)

Đơn vị ………………….
Tên cơ sở KCB ………..
Số: ………………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

GIẤY HẸN KHÁM LẠI

Họ và tên người bệnh: …………………………………………….. Nam/Nữ: …….. Sinh ngày: ……

Cấp bậc: ……………………. Chức vụ: …………………. Đơn vị: …………………………………………….

 

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….

Số thẻ BHYT:

Hạn sử dụng: Từ……../……../……… Đến ……../……../………

Ngày khám bệnh: ……./ ……/ …………

Ngày vào viện: ……./ ……/ …….. Ngày ra viện: ……/ ……/……….

Chẩn đoán: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Bệnh kèm theo:………………………………………………………………………………………….

Hẹn khám lại vào ngày….. tháng …… năm ……. hoặc đến khám bất kỳ thời gian nào trước ngày được hẹn nếu có dấu hiệu (triệu chứng) bất thường.

Giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 (một) lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được hẹn khám lại.


Y SỸ, BÁC SỸ KHÁM BỆNH

(Ký và ghi rõ họ tên)
…………,Ngày …… tháng ….. năm 20…
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH
(Ký tên, đóng dấu)

 

TẢI VĂN BẢN TẠI ĐÂY DT TT quy dinh tuyen kham chua benh BCA

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

LEAVE A REPLY
Please enter your comment!